Các câu hỏi về sáng tạo
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về việc so sánh giữa sáng tạo và tiến hóa?
Trả lời:
Mục đích của câu trả lời này không phải để trình bày một luận cứ khoa học trong việc so sánh giữa sáng tạo và tiến hóa nhằm tạo ra tranh cãi. Đi tìm luận cứ khoa học cho việc sáng tạo so sánh hoặc chống lại sự tiến hóa, chúng tôi mạnh dạn khuyên bạn nên tìm câu trả lời trong Sáng thế ký và Viện Nghiên cứu Sáng tạo. Mục đích của bài viết này là để giải thích tại sao, theo Kinh Thánh, cuộc tranh luận so sánh sáng tạo và tiến hóa vẫn tồn tại. Rô-ma 1:25 tuyên bố "Vì họ đã đổi lẽ thật Ðức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Ðấng dựng nên, là Ðấng đáng khen ngợi đời đời! A-men."
Một yếu tố then chốt trong cuộc tranh luận đó là phần lớn các nhà khoa học, những người tin vào sự tiến hóa, những người vô thần hay người theo học thuyết bất khả tri. Có một số người nắm giữ vài hình thức của học thuyết tiến hóa hữu thần và những người khác có quan điểm thần học về Đức Chúa Trời (Đức Chúa Trời tồn tại nhưng không có liên quan gì vào thế giới, và tiến trình của mọi việc theo cùng một bài bản tự nhiên). Có một số người thực sự trung thực xem xét những dữ liệu và đi đến kết luận rằng sự tiến hóa phù hợp tốt hơn với các dữ liệu. Tuy nhiên, số người đại diện này chiếm một tỷ lệ phần trăm không đáng kể của các nhà khoa học biện hộ cho tiến hóa. Phần lớn các nhà khoa học tiến hóa cho rằng cuộc sống tiến hóa hoàn toàn không có bất kỳ sự can thiệp của người cao hơn. Tiến hóa là do định nghĩa của khoa học tự nhiên.
Cho rằng chủ nghĩa vô thần là đúng, thì phải có một lời giải thích thêm, khác hơn là một Đấng sáng tạo - để làm sao cho vũ trụ và sự sống ra đời. Mặc dù niềm tin vào một số hình thức của sự tiến hóa có trước Charles Darwin, ông là người đầu tiên phát triển một mô hình có vẻ hợp lý cho quá trình lựa chọn quá trình tiến hóa tự nhiên. Darwin đã từng xác định mình là một Cơ Đốc nhân nhưng sau một số thảm họa đã xảy ra trong cuộc sống của ông, ông đã từ bỏ đức tin Cơ Đốc giáo và sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Thuyết tiến hóa được phát sinh bởi một người vô thần. Mục tiêu của Darwin không phải bác bỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nhưng đó là một trong những kết quả cuối cùng của lý thuyết tiến hóa. Tiến hóa thuyết là một cánh tay đắc lực của chủ nghĩa vô thần. Các nhà khoa học tiến hóa có khả năng sẽ không thừa nhận rằng mục tiêu của họ là để cho một lời giải thích khác xen vào nguồn gốc của cuộc sống, bởi đó làm nền tảng cho chủ nghĩa vô thần, nhưng đối với Kinh Thánh, đó là lý do chính xác tại sao thuyết tiến hóa tồn tại.
Kinh Thánh nói với chúng ta, "Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: “Chẳng có Đức Chúa Trời nào cả" (Thi Thiên 14:1; 53:1). Kinh Thánh cũng tuyên bố rằng mọi người không thể chữa mình vì lý do không tin vào Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa. " Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được." (Rô-ma 1:20). Theo Kinh Thánh bất cứ ai phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời đều là kẻ khờ dại. Tại sao nhiều người sẵn sàng chấp nhận rằng các nhà khoa học tiến hóa là người chuyển tải làm cho mất định kiến các dữ liệu khoa học trong đó có một số Cơ Đốc nhân? Theo Kinh Thánh, họ đều là những kẻ ngu dại! Ngu dại không phải là thiếu thông minh. Phần lớn các nhà khoa học tiến hóa đều thông minh sáng suốt. Sự ngu dại cho thấy họ không có khả năng áp dụng kiến thức phải lẻ. Châm ngôn 1:7 nói với chúng ta, "Kính sợ Chúa là khởi đầu sự tri thức, nhưng kẻ ngu dại coi thường sự khôn ngoan và lời khuyên dạy."
Các nhà khoa học tiến hóa chế giễu sự sáng tạo hoặc khôn khéo vẽ ra là sự sáng tạo không khoa học và không xứng đáng xem xét theo khoa học. Trong việc cho cái gì đó được coi là khoa học, họ tranh luận, nó phải có khả năng được quan sát và thử nghiệm, nó phải có tính tự nhiên. Sự sáng tạo theo định nghĩa là "Siêu nhiên". Đức Chúa Trời và siêu nhiên không thể quan sát hoặc thử nghiệm. (Vì vậy sự tranh luận kết luận) Sự sáng tạo và thiết kế thông minh không thể được xem là khoa học. Tất nhiên, tiến hóa không có thể quan sát thấy hoặc thử nghiệm, nhưng điều đó không thành vấn đề với những người theo thuyết tiến hóa. Kết quả là tất cả dữ liệu được lọc qua tưởng tượng trước, giả định trước, và lý thuyết tiền chấp nhận trước khi tiến hóa, mà không cần xem xét sự giải thích lần lượt.
Tuy nhiên, nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của cuộc sống không thể được thử nghiệm hoặc quan sát. Cả hai sáng tạo và sự tiến hóa là những hệ thống tôn giáo liên quan đến nguồn gốc xuất xứ. Không có thể được kiểm tra bởi vì chúng ta không thể quay lại hàng tỷ (hoặc hàng ngàn) năm để thực hiện các nguồn gốc ban đầu của vũ trụ hay của cuộc sống trong vũ trụ. Các nhà khoa học tiến hóa từ chối sự sáng tạo trên cơ sở bắt buộc phải hợp lý như vậy họ cũng từ chối sự tiến hóa như là một lời giải thích khoa học về nguồn gốc ban đầu. Thuyết tiến hóa, ít nhất là trong sự liên quan đến nguồn gốc, không phù hợp với định nghĩa của "khoa học" hơn bất kỳ tạo vật nào. Thuyết tiến hóa được cho là lời giải thích duy nhất của nguồn gốc có thể được kiểm nghiệm, vì vậy nó là lý thuyết duy nhất về nguồn gốc có thể được coi là "khoa học". Thật là điên rồ! Các nhà khoa học cổ xúy cho thuyết tiến hóa từ chối một lý thuyết chính đáng của những nguồn gốc mà không cần kiểm tra giá trị một cách trung thực, bởi vì nó không phù hợp với định nghĩa bất hợp lý của họ theo nghĩa hẹp của "khoa học."
Nếu sáng tạo là thật, thì có một Đấng Tạo Hóa mà chúng ta chịu trách nhiệm. Thuyết tiến hóa là một công cụ hổ trợ cho chủ nghĩa vô thần. Thuyết tiến hóa cho người vô thần một cơ sở để giải thích làm thế nào có đời sống tồn tại tách khỏi Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa. Thuyết tiến hóa từ chối nhu cần cho một Thiên Chúa có liên quan trong vũ trụ. Thuyết tiến hóa là "lý thuyết sáng tạo" cho tôn giáo của chủ nghĩa vô thần. Theo Kinh Thánh, sự lựa chọn là rõ ràng. Chúng ta có thể tin vào Lời Đức Chúa Trời toàn năng và toàn tri của chúng ta, hoặc chúng ta có thể tin thành kiến bất hợp lý có tính "khoa học" của kẻ ngu dại giải thích.
Câu hỏi: Đức tin vào Đức Chúa Trời và khoa học có mâu thuẫn với nhau?
Trả lời:
Khoa học được định nghĩa là "Quan sát, xác định, mô tả, điều tra thực nghiệm, và lý thuyết giải thích hiện tượng." Khoa học là một phương pháp mà nhân loại có thể sử dụng để đạt được một sự hiểu biết lớn hơn về vũ trụ tự nhiên. Đây là sự tìm kiếm kiến thức thông qua quan sát. Tiến bộ trong khoa học chứng minh phạm vi lý luận tính của con người và trí tưởng tượng. Tuy nhiên, niềm tin của Cơ Đốc nhân trong khoa học không bao giờ được như niềm tin của chúng ta trong Đức Chúa Trời. Một Cơ Đốc nhân có thể có niềm tin vào Đức Chúa Trời và tôn trọng khoa học, miễn là chúng ta nhớ điều nào là hoàn hảo và điều nào là không.
Niềm tin của chúng ta vào Đức Chúa Trời là sự tin tưởng của đức tin. Chúng ta tin chắc chắn vào Con Ngài để được cứu rỗi, tin vào Lời của Ngài để được hướng dẫn, và tin vào Chúa Thánh Linh của Ngài để được hướng dẫn. Đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa phải tuyệt đối, bởi khi chúng ta đặt niềm tin của chúng ta vào Đức Chúa Trời, chúng ta dựa vào sự toàn hảo, toàn năng, toàn tri của Đấng sáng tạo. Niềm tin trong khoa học của chúng ta chỉ dựa trên trí tuệ và không có gì hơn nữa. Chúng ta có thể dựa vào khoa học để làm nhiều điều tuyệt vời, nhưng chúng ta cũng có thể dựa vào khoa học để làm nhiều điều sai lầm. Nếu chúng ta đặt niềm tin vào khoa học, chúng ta dựa vào sự không trọn vẹn, đầy tội lỗi, bị hạn chế, những người chết. Khoa học trong suốt lịch sử đã mắc sai lầm về nhiều điều, chẳng hạn như hình dạng của trái đất, quyền lực thời gian, vắc xin, truyền máu, và ngay cả tái tạo. Đức Chúa Trời không bao giờ sai.
Sự thật không có gì để lo sợ, vì vậy không có lý do nào một Cơ Đốc nhân sợ khoa học chân chính. Hãy học thêm về cách Đức Chúa Trời xây dựng vũ trụ của chúng ta, điều đó sẽ giúp toàn nhân loại chân thành biết ơn những kỳ quan của tạo hóa. Mở rộng kiến thức của chúng ta sẽ giúp chống lại bệnh tật, sự thiếu hiểu biết, và hiểu lầm. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học tổ chức niềm tin vào lý luận của con người trên niềm tin vào Đấng Tạo Hóa của chúng ta đó là điều nguy hiểm. Những người này không khác với bất cứ ai hiến dâng cho tôn giáo, họ đã lựa chọn niềm tin vào con người và sẽ tìm các sự kiện để bảo vệ niềm tin đó.
Tuy nhiên, các nhà khoa học dựa trên lý trí nhất, ngay cả những người không tin vào Đức Chúa Trời, thừa nhận sự thiếu hoàn chỉnh trong sự hiểu biết về vũ trụ của chúng ta. Họ chấp nhận khoa học không thể chứng minh Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh, cũng giống như nhiều người trong số họ có các lý thuyết yêu thích, cuối cùng không thể chứng minh hay bác bỏ. Khoa học được hiểu là một môn học thực sự trung dung, chỉ tìm kiếm sự thật, không phải đẩy mạnh về đề tài thảo luận.
Nhiều môn khoa học hỗ trợ sự hiện hữu và công việc của Đức Chúa Trời. Thi Thiên 19:1 nói: "Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc của tay Ngài làm." Khi khoa học hiện đại phát hiện thêm về vũ trụ, chúng ta tìm thấy bằng chứng về sự sáng tạo. Sự phức tạp đáng kinh ngạc và sao chép DNA, sự phức tạp khó hiểu và nối khớp nhau của các định luật vật lý, và sự hòa hợp tuyệt đối các điều kiện và hóa học ở đây trên trái đất hỗ trợ phục vụ cho tất cả các thông điệp của Kinh Thánh. Một Cơ Đốc nhân nên nắm lấy khoa học mà tìm sự thật, nhưng từ chối các "thầy tế lễ của khoa học" là những người đặt kiến thức của loài người lên cao hơn Đức Chúa Trời.
Câu hỏi: Lý thuyết về sáng tạo thông minh là gì?
Trả lời:
Lý thuyết sáng tạo thông minh nói rằng lý do thông minh là cần thiết để giải thích sự phức tạp, các cấu trúc thông tin phong phú về sinh học và các nguyên nhân này do kinh nghiệm có thể nhận ra. Một số đặc điểm sinh học nào đó không tuân theo các tiêu chuẩn ngẫu nhiên của Darwin- giải thích may rủi, bởi vì chúng xuất hiện do được sáng tạo. Vì cớ sáng tạo một cách hợp lý đòi hỏi phải có một người sáng tạo thông minh, sự xuất hiện của sáng tạo được nêu ra là bằng chứng về một nhà sáng tạo. Có ba lập luận chính trong lý thuyết sáng tạo thông minh: 1) Tối giản phức tạp, 2) Chỉ rỏ phức tạp, và 3) Nguyên tắc loài người.
Tối giản phức tạp được định nghĩa là "... Một hệ thống duy nhất trong đó kết hợp một số phần tương tác hợp nhau nhất, mà chúng có đóng góp cho các chức năng cơ bản, từ nơi ấy loại bỏ bất kỳ những thành phần gây ra ảnh hưởng làm hệ thống đình trệ hoạt động." Đơn giản chỉ cần đặt cuộc sống bao gồm các thành phần gắn bó với nhau mà dựa vào nhau để được hữu ích. Đột biến ngẫu nhiên có thể lợi ích cho sự phát triển của một bộ phận mới, nhưng nó không thể ích lợi cho sự phát triển đồng thời nhiều thành phần cần thiết cho một hệ thống hoạt động. Ví dụ, mắt của con người rõ ràng là một hệ thống rất hữu ích. Nếu không có con ngươi, thần kinh thị giác, và vỏ não thị giác, một đột biến ngẫu nhiên không đầy đủ mắt thực sự sẽ là phản tác dụng cho sự tồn tại của một chủng loại và do đó sẽ được loại bỏ thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Một mắt không phải là một hệ thống hữu ích, trừ khi tất cả các bộ phận có mặt và chức năng hoạt động đồng thời tương thích.
Chỉ rõ phức tạp là khái niệm kể từ khi các mẫu phức tạp quy định có thể được tìm thấy trong các sinh vật, một số hình thức hướng dẫn phải có ích lợi cho nguồn gốc của chúng. Lý luận của chỉ rõ phức tạp cho rằng không thể có các mẫu hình phức tạp được phát triển thông qua các quá trình ngẫu nhiên. Ví dụ, một căn phòng chứa đầy 100 con khỉ và 100 cái máy tính cuối cùng có thể sản xuất một vài từ, hoặc thậm chí một câu, nhưng nó sẽ không bao giờ sản xuất ra một vở kịch Shakespeare. Và thật là cuộc sống sinh học phức tạp hơn một vở kịch của Shakespeare nhiều?
Nguyên tắc loài người cho rằng thế giới và vũ trụ được "điều chỉnh" để cho phép sự sống trên trái đất. Nếu tỷ lệ của các nguyên tố trong không khí của trái đất bị thay đổi một chút, nhiều loài rất nhanh chóng sẽ không còn tồn tại. Nếu trái đất gần hoặc xa ra mặt trời một vài dặm, nhiều loài sẽ biến mất. Sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất biến đổi đòi hỏi rất nhiều để được hoàn hảo trong điều chỉnh mà nó sẽ không thể nào làm được đối với tất cả các biến đổi do đi xuyên qua các sự kiện ngẫu nhiên, hay các sự kiện không được điều phối.
Trong khi giả thuyết sáng tạo thông minh này không xác định nguồn gốc của trí thông minh (cho dù đó là Đức Chúa Trời hay một vật thể không xác định hoặc một điều nào khác), phần lớn các nhà lý thuyết sáng tạo thông minh là những người vô thần. Họ nhìn thấy sự xuất hiện của sáng tạo lan tràn khắp thế giới sinh học như là bằng chứng cho sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, có một vài người vô thần không thể phủ nhận những bằng chứng mạnh mẽ sự sáng tạo, nhưng không sẵn sàng để chấp nhận một Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời. Họ có xu hướng giải thích các dữ liệu làm bằng chứng rằng trái đất là nơi ươm trồng của một chủng tộc cao cấp, sinh vật ngoài trái đất (người ngoài hành tinh). Tất nhiên, họ không gọi nguồn gốc của con người từ ngoài hành tinh, vì thế họ phải trở lại lập luận ban đầu mà không có câu trả lời đáng tin cậy.
Lý thuyết sáng tạo thông minh không phải là sáng tạo trong Kinh thánh. Có sự khác biệt quan trọng giữa hai vai trò. Những người theo sáng tạo Kinh Thánh bắt đầu với một kết luận rằng những điều ghi chép trong kinh thánh về sáng tạo là đáng tin cậy và chính xác, cuộc sống trên Trái đất được sáng tạo bởi một Đấng thông minh là Đức Chúa Trời. Sau đó họ tìm ra bằng chứng từ các lĩnh vực tự nhiên để hỗ trợ cho kết luận này. Những người theo thuyết sáng tạo thông minh, bắt đầu với thế giới tự nhiên và đi đến kết luận rằng sự sống trên trái đất được sáng tạo bởi một nhân tố thông minh. (Ai có thể làm được).
Câu hỏi: Tuổi của trái đất là gì? Trái đất bao nhiêu tuổi?
Trả lời:
Theo Kinh Thánh, với thực tế là A-Đam đã được tạo ra vào ngày thứ sáu của sự tồn tại của hành tinh chúng ta, chúng ta có thể xác định một độ tuổi dựa trên Kinh Thánh, ước tính tuổi trái đất bằng cách nhìn vào các chi tiết theo niên đại của chủng tộc loài người. Giả định rằng các ghi chép của Sáng thế ký là chính xác, sáu ngày của sự sáng tạo được hiểu theo nghĩa đen một ngày có 24 giờ, và rằng không có khoảng trống cách quảng mơ hồ trong các niên đại của Sáng thế ký.
Các phả hệ trong Sáng thế ký được liệt kê trong chương 5 và 11 đưa ra những độ tuổi mà A-Đam và con cháu của ông từng là cha của thế hệ kế tiếp trong một dòng họ do ông bà truyền lại kế tiếp nhau từ A-Đam cho đến Áp-ra-ham. Bằng cách xác định nơi ở của Áp-ra-ham phù hợp với lịch sử thứ tự thời gian và thêm lên trong độ tuổi quy định tại Sáng thế ký chương 5 và 11, nó trở nên rõ ràng rằng Kinh Thánh dạy trái đất có vào khoảng 6.000 năm tuổi, chênh lệch mất một vài trăm năm.
Điều gì về hàng tỉ năm được chấp nhận bởi hầu hết các nhà khoa học ngày hôm nay và đã giảng dạy trong đại đa số các viện đại học của chúng ta? Niên đại này chủ yếu rút ra từ hai kỹ thuật định niên đại: Định niên đại theo đồng vị phóng xạ và định tuổi theo các niên đại địa chất. Các nhà khoa học là những người ủng hộ cho niên đại trẻ hơn của khoảng 6.000 năm nhấn mạnh rằng định mức niên đại đồng vị phóng xạ có chỗ hỏng ở chỗ nó được lập trên một loạt các giả định sai, trong khi niên đại địa chất thiếu sót ở chỗ nó sử dụng lý luận lẩn quẩn. Hơn nữa, chúng chỉ ra sự lừa dối của những thần thoại trái đất xưa, giống như quan niệm sai lầm phổ biến mà phải mất một thời gian dài để phân tầng, hóa thạch và sự hình thành của những viên kim cương, mỏ than, mỏ dầu, thạch nhũ, măng đá.v.v…xảy ra. Cuối cùng, chủ trương trái đất trẻ đưa ra bằng chứng tích cực niên đại trẻ cho trái đất tại chỗ của các chứng cứ trái đất già mà họ vạch trần. Những nhà khoa học chủ trương trái đất trẻ thừa nhận rằng họ chỉ là thiểu số ngày nay, nhưng nhấn mạnh rằng hàng ngũ của họ sẽ trội vượt thời gian nhiều hơn khi các nhà khoa học xem xét lại các bằng chứng và xem xét kỹ hơn các kiểu mẫu trái đất cổ hiện đang được chấp nhận.
Cuối cùng thì niên đại của trái đất không thể chứng minh được. Cho dù 6.000 năm hoặc hàng tỷ năm, cả hai quan điểm (và tất cả mọi thứ trung dung) phần còn lại trên đức tin và những giả định. Những người nắm lấy thuyết hàng tỉ năm tin tưởng rằng các phương pháp như đồng vị phóng xạ là đáng tin cậy và rằng không có gì đã xảy ra trong lịch sử có thể đã phá vỡ sự phân rã phóng xạ bình thường của các đồng vị. Những người giữ theo thuyết 6.000 năm tuổi tin rằng Kinh Thánh là đúng sự thật và các yếu tố khác giải thích "rành rành" tuổi của trái đất, chẳng hạn như lũ lụt toàn cầu, hoặc sự tạo dựng của Đức Chúa Trời cho vũ trụ trong một trạng thái "hiện ra" để cho nó một niên đại lâu dài. Ví dụ, Đức Chúa Trời tạo ra A-Đam và Ê-Va như một người trưởng thành phát triển hoàn toàn. Nếu một bác sĩ kiểm tra A-Đam và Ê-Va vào ngày tạo dựng ra họ, bác sĩ có thể ước tính độ tuổi của họ là 20 tuổi (hoặc bất cứ tuổi nào họ xuất hiện có được) trong khi trên thực tế A-Đam và Ê-Va đã chưa được đầy một ngày tuổi. Bất cứ trường hợp gì, lý do chính đáng để tin vào Lời Chúa vẫn hơn tin vào những lời của các nhà khoa học vô thần với một niên lịch tiến hóa thuyết.
Câu hỏi: Nước lụt thời Nô-ê toàn cầu hay địa phương?
Trả lời: Những câu Kinh thánh nói rõ nhất về quy mô của trận lụt là Sáng thế ký 7:19-23. Liên quan đến nước, " Nước càng dưng lên bội phần trên mặt đất, hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập. Nước dưng lên mười lăm thước cao hơn, mấy ngọn núi đều ngập. Các xác thịt hành động trên mặt đất đều chết ngột, nào chim, nào súc vật, nào thú rừng, nào côn trùng, và mọi người. Các vật có sanh khí trong lỗ mũi, các vật ở trên đất liền đều chết hết. Mọi loài ở trên mặt đất đều bị hủy diệt, từ loài người cho đến loài thú, loài côn trùng, cùng loài chim trời, chỉ còn Nô-ê và các loài ở với người trong tàu mà thôi."
Những câu Kinh Thánh rõ ràng nhất cho thấy mức độ ngập lụt được Sáng thế ký 7:19-23 ghi chép. Liên quan đến nước, " Nước càng dưng lên bội phần trên mặt đất, hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập. Nước dưng lên mười lăm thước cao hơn, mấy ngọn núi đều ngập. Các xác thịt hành động trên mặt đất đều chết ngột, nào chim, nào súc vật, nào thú rừng, nào côn trùng, và mọi người. Các vật có sanh khí trong lỗ mũi, các vật ở trên đất liền đều chết hết. Mọi loài ở trên mặt đất đều bị hủy diệt, từ loài người cho đến loài thú, loài côn trùng, cùng loài chim trời, chỉ còn Nô-ê và các loài ở với người trong tàu mà thôi."
Trong đoạn văn trên, chúng ta không chỉ tìm thấy từ "Tất cả" được sử dụng nhiều lần, nhưng chúng ta cũng tìm thấy "Tất cả các vùng núi cao thuộc các tầng trời được che phủ toàn bộ", "Vùng nước dưng lên và bao phủ trên đỉnh những ngọn núi sâu hơn hai mươi bộ," và "Mọi loài sinh vật di chuyển trên mặt đất đều chết "Những mô tả này rõ ràng diễn tả về một trận lụt toàn thế giới bao phủ toàn thể trái đất. Ngoài ra, nếu lũ lụt chỉ ở địa phương, tại sao Đức Chúa Trời hướng dẫn Nô-ê xây dựng một con tàu thật lớn thay vì chỉ nói với Nô-ê di chuyển và giúp cho các động vật đi trốn? Và tại sao Ngài hướng dẫn Nô-ê xây dựng một chiếc tàu quá lớn để làm nhà ở cho tất cả các loại động vật khác nhau được tìm thấy trên trái đất? Nếu trận lụt không phải xảy ra toàn cầu, nơi đó không cần một con tàu quá lớn như vậy.
Phi-e-rơ cũng mô tả cơn nước lụt diễn ra trên toàn thế giới trong II Phi-e-rơ 3:6-7, ở đây ông viết, "Thế gian bấy giờ cũng bị hủy phá như vậy, là bị chìm đắm bởi nước lụt.
Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác." Trong những câu này Phi-e-rơ so sánh sự phán xét toàn thế giới sắp đến với cơn đại hồng thủy trong thời của Nô-ê. Tình trạng thế giới tồn tại sau khi bị ngập lụt dưới nước. Hơn nữa, nhiều trước giả Thánh Kinh chấp nhận tính chất lịch sử của trận đại hồng thủy trên toàn thế giới (Ê-sai 54:9; I Phi-e-rơ 3:20, II Phi-e-rơ 2:5; Hê-bơ-rơ 11:7). Cuối cùng, Chúa Giê Su tin vào đại hồng thủy toàn thế giới và lấy nó làm tiêu biểu cho sự hủy diệt thế giới sắp tới khi Ngài trở lại (Ma-thi-ơ 24:37-39; Lu-ca 17:26-27).
Có nhiều bằng chứng ngoài Kinh Thánh cho thấy rằng một thảm họa trên toàn thế giới như là một trận đại hồng thủy toàn cầu. Có nhiều nghĩa địa hóa thạch rộng lớn tìm thấy trên mỗi lục địa và số lượng lớn các mỏ than mà có thể được phủ trùm nhanh chóng của số lượng khổng lồ các thực vật. Đại dương hóa thạch được tìm thấy trên những đỉnh núi vòng quanh thế giới. Nền văn hóa tất cả các nơi trên thế giới có một số câu chuyện cổ tích về đại hồng thủy. Tất cả các sự kiện này và nhiều sự kiện khác là bằng chứng của cơn đại hồng thủy toàn cầu.
Câu hỏi: Tại sao Đức Chúa Trời đặt cây biết điều thiện và điều ác trong Vườn Ê-đen?
Trả lời:
Đức Chúa Trời đặt cây biết điều thiện và điều ác trong vườn Ê-đen để cho A-đam và Ê-va sự lựa chọn vâng lời hoặc không vâng lời Ngài. A-đam và Ê-va được tự do làm bất cứ điều gì họ muốn, trừ ăn trái cây biết điều thiện và điều ác. Sáng thế ký 2:16-17, " Rồi, Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết. Nếu Đức Chúa Trời không ban cho A-đam và Ê-va sự lựa chọn, họ chính là Robot, đơn giản làm những gì họ đã được lập trình để làm. Đức Chúa Trời tạo dựng A-đam và Ê-va là người "tự do", có thể đưa ra quyết định, có thể lựa chọn giữa điều thiện và điều ác. Để cho A-đam và Ê-va thật được tự do, họ phải có quyền lựa chọn.
Cơ bản không có gì xấu xa về cây hoặc trái của cây. Ăn trái cây chưa chắc thật cho A-đam và Ê-va có nhiều hiểu biết hơn. Đó là hành động của việc bất tuân qua đó mở mắt A-đam và Ê-va về tội ác. Tội lỗi của họ không vâng lời Đức Chúa Trời đã mang tội lỗi và điều ác vào thế gian và vào cuộc sống của họ. Ăn trái cây, như là một hành động bất tuân chống lại Đức Chúa Trời, là những gì đã cho A-đam và Ê-va hiểu biết về điều ác (Sáng thế ký 3:6-7).
Đức Chúa Trời không muốn A-đam và Ê-va phạm tội. Đức Chúa Trời biết trước thời khắc những gì do hậu quả của tội lỗi sẽ gây ra. Đức Chúa Trời biết rằng A-đam và Ê-va sẽ phạm tội và do đó sẽ mang lại điều ác, khổ đau, và sự chết vào thế gian. Tại sao, sau đó, Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan cám dỗ A-đam và Ê-va? Chúa cho phép Sa-tan cám dỗ A-đam và Ê-va để đặt họ vào sự lựa chọn. A-đam và Ê-va đã chọn, bởi ý chí tự do của riêng mình, không vâng lời Đức Chúa Trời và ăn trái cấm. Những hậu quả - điều ác, tội lỗi, đau khổ, bệnh tật và sự chết – đã gieo rắc tai họa trên thế giới từ đó đến nay. Hậu quả của quyết định A-đam và Ê-va trong mỗi người được sinh ra với một bản chất tội lỗi, một xu hướng tội lỗi. Quyết định của A-đam và Ê-va là những gì cuối cùng đòi hỏi Chúa Giê Su chết trên thập tự giá và đổ huyết thay cho chúng ta. Qua đức tin trong Đấng Christ, chúng ta được tha thứ khỏi những hậu quả của tội lỗi, và nhất là thoát khỏi chính tội lỗi. Có thể chúng ta nghe tiếng dội lại từ những lời của thánh Phao-lô trong Rô-ma 7:24-25, "Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? Cảm tạ Ðức Chúa Trời, nhờ Ðức Chúa Giê Su Christ, là Chúa chúng ta!”
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về khủng long? Có khủng long trong Kinh Thánh không?
Trả lời:
Chủ đề Khủng long trong Kinh Thánh là phần lớn tranh luận liên tục trong vòng cộng đồng Cơ Đốc giáo nhiều thời đại. Những lời dịch xác đáng của Sáng Thế ký và làm thế nào diễn đạt những bằng chứng cụ thể chúng ta tìm thấy xung quanh chúng ta. Những người xưa có khuynh hướng tin rằng Kinh Thánh không có nói gì về Khủng long. Bởi vì đối với hệ biến hóa của họ, Khủng long đã chết hàng triệu năm trước khi con người có mặt trên đất. Những người viết Kinh Thánh không từng nhìn thấy loài khủng long còn sống.
Đối với những người thuộc thế hệ trẻ sau này có khuynh hướng đồng ý rằng Kinh Thánh có nói đến Khủng long mặc dầu trong Kinh Thánh không thực sự dùng từ ngữ “Khủng long”. Thay vì vậy Kinh Thánh dùng tiếng Hê-bơ-rơ “Tanniyn”. Tanniyn được dịch khác một chút với bản Kinh Thánh tiếng Anh. Đôi khi dịch là “Quái vật của biển”, đôi khi dịch là “Rắn khổng lồ”, nhưng thường dịch nhất là “Con Rồng”. Tanniyn xuất hiện theo sự sắp xếp của loài bò sát khổng lồ. hững sinh vật này được ghi lại trong Cựu Ước gần ba mươi lần và được tìm thấy trên đất và trong nước.
Thêm nữa trong việc ghi chép gần ba mươi lần loài bò sát khổng lồ này nói chung xuyên qua Cựu Ước. Kinh Thánh diễn tả đôi lần về sinh vật này bằng cách mà theo như những học giả tin rằng tác giả đã diễn tả loài khủng long. Behemoth được nói đến như là loài sinh vật to lớn nhất của Đức Chúa Trời. Loài khổng lồ này có đuôi to như cây tùng, cây bách (Gióp 40:15) Một vài học giả đã cố gắng xác định xem loài Behemoth này là loài voi hay loài hà mả. Những người khác cho rằng loài voi hay loài hà mả có đuôi rất mỏng không thể so sánh với cây tùng cây bách được. Những loài khủng long như loài Brachiosaurus và loài Diplodocus có đuôi to mà người ta dễ dàng so sánh với cây tùng, cây bách.
Những cư dân cổ gần đây có sự sắp xếp trong nghệ thuật mô tả về loài bò sát khổng lồ. Những điêu khắc đá, vật tạo tác ngay cả những tượng nhỏ bằng đất sét tìm thấy ở Bắc Mỹ tương đồng với sự mô tả khủng long ngày nay. Những điêu khắc trên đá tại vùng Nam Mỹ mô tả hình ảnh những người đang cỡi trên loài khủng long Diplodocus – như một loài bò sát, lạ kỳ là nó mang hình ảnh rất giống với loài khủng long ba sừng, thằn lằn có cánh, khủng long vua chân ngắn đuôi dài. Các miếng khảm của người La Mã, đồ gốm của người May-a, những bức tường tại thành Ba-by-lôn tất cả đều làm chứng cho một nền văn hóa xuyên lục địa, mọi quốc gia đều bị mê hoặc bởi những hình ảnh các sinh vật này. Những ghi chú nghiêm túc trong tác phẩm “Il Milione” của Marco Polo trộn lẫn với những câu chuyện kỳ lạ nói về những loài thú tích trữ châu báu. Thời đại ngày nay thông báo ánh sáng về những việc tồn tại mặc dầu chúng thường xuyên đặt ra những hoài nghi không thể chống lại được.
Hơn nữa nhiều bằng chứng có thật của dân tộc học và sử học về sự chung sống của loài khủng long và con người, có những bằng chứng vật lý khác, những dấu chân hóa thạch của loài người và khủng long cùng với nhau tại những vùng Bắc Mỹ và Trung Tây Á.
Như thế trong Kinh Thánh có loài khủng long không? Vấn đề này không cần phải nói thêm nữa. Nó tùy thuộc vào cách bạn dẫn giải những bằng chứng thích hợp và cách bạn nhìn thế giới quanh bạn. Tại trang web của Questions.Org này chúng tôi tin rằng thế giới ngày nay giải thích và chấp nhận loài khủng long và con người cùng tồn tại với nhau. Chúng tôi tin rằng những loài khủng long đã chết sau trận đại hồng thủy do bởi sự kết hợp giữa môi trường thay đổi khắc nghiệt và sự săn bắt tuyệt diệt không thương xót bởi con người.