Các câu hỏi về gia đình và nuôi dạy con
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về việc làm cha mẹ tốt?
Trả lời:
Nuôi dạy con có thể là một trách nhiệm khó khăn và đầy thách thức, nhưng đồng thời cũng có thể là chiến thắng oanh liệt nhất ta từng có. Kinh Thánh nói rất nhiều về cách để ta nuôi dạy trẻ thành những đứa con tôn kính Chúa. Điều đầu tiên ta phải làm là dạy cho trẻ lẽ thật về Lời của Đức Chúa Trời.
Cùng với tình yêu đối với Đức Chúa Trời và là một gương mẫu tin kính Đức chúa thì ta cần phải dạy cho trẻ để chúng cũng tôn kính Chúa như vậy, điều này được chép lại trong Phục truyền Luật lệ ký 6:7. Đoạn Kinh Thánh này nhấn mạnh bản chất tiếp diễn của việc dạy trẻ. Việc dạy trẻ có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi- dù là ở nhà, trên đường, ban đêm hay ban ngày. Lẽ thật của Kinh Thánh phải luôn là nền tảng của gia đình. Theo đó, ta đã gián tiếp truyền cho trẻ hiểu rằng việc thờ phụng Chúa là việc làm bền bỉ, hàng ngày, chứ không phải chỉ là đi lễ chủ nhật hay những buổi cầu nguyện đêm.
Mặc dù trẻ học được nhiều điều từ việc ta trực tiếp chỉ dạy nhưng trẻ còn học nhiều hơn từ việc tự mình quan sát. Đây là lý do tại sao chúng ta phải cẩn trọng trong lời nói và hành động của mình. Chúng ta trước tiên phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm Chúa ban cho ta. Vợ chồng tôn trọng lẫn nhau và thuận theo nhau (Ê-phê-sô 5:21). Cùng lúc đó, Đức Chúa Trời thiết lập một mối dây quyền hạn để giữ trật tự. "Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Ðấng Christ có quyền lực tối cao với con người; người đàn ông có quyền lực với người đàn bà; và Ðức Chúa Trời có quyền lực với Ðấng Christ." (I Cô-rinh-tô 11:3). Nói như vậy không có nghĩa là Chúa Giê Su kém cỏi gì trước Đức Chúa Trời, giống như một người vợ không phải là kém cỏi so với chồng. Ở đây chỉ nói đến quyền hạn, chứ không nói đến tính chất của việc ai kém cỏi hơn ai bởi vì Đức Chúa Trời nhận ra rằng xã hội cần có tôn ti trật tự, không có quyền hạn thì không có tôn ti trật tự. Trách nhiệm của người chồng là chủ gia đình phải yêu thương vợ mình như yêu chính thân thể của mình, giống như tình yêu thương chấp nhận hi sinh của Chúa Giê Su với Hội Thánh. (Ê-phê-sô 5:25-29).
Đáp lại với việc làm chủ gia đình đầy yêu thương ấy thì việc thuận phục quyền hạn của chồng không phải là quá khó khăn đối với người vợ. (Ê-phê-sô 5:24; Cô-lô-se 3:18). Trách nhiệm chính của vợ là yêu thương và tôn trọng chồng, sống khéo léo và thánh khiết, và chăm sóc gia đình (Tít 2:4-5). Phụ nữ được phú cho khả năng nuôi dưỡng nhiều hơn nam giới vì họ đã được tạo ra để làm nhiệm vụ chính yếu là chăm sóc cho con cái mình.
Kỷ luật và hướng dẫn trẻ là điều cốt yếu của việc dạy dỗ trẻ. Châm ngôn 13:24 nói, "Người nào kiêng roi vọt ghét con trai mình; Song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó." Trẻ lớn lên trong những gia đình vô kỷ luật thường cảm thấy không được quan tâm và cảm thấy vô ích. Chúng thiếu cẩm nang sống và khả năng tự kiểm soát mình, và khi chúng lớn lên, chúng có xu hướng nổi loạn và không chấp hành các quyền hành, bao gồm cả Đức Chúa Trời. "Hãy sửa phạt con ngươi, bởi ở đó có hi vọng, chớ toan lòng đẩy nó vào chỗ chết" (Châm ngôn 19:18). Đồng thời, kỷ luật phải thể hiện được vị tha, công bằng với trẻ, bằng không khi trẻ lớn lên có thể oán giận, chán nản, và nổi loạn (Cô-lô-se 3:21). Đức Chúa Trời công nhận rằng kỷ luật là đau thương(Hê-bơ-rơ 12:11), nhưng nếu được kỷ luật với lòng nhân từ và tình yêu thương thì nó rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. "Các bậc làm cha, không nên chọc giận con cái của mình, thay vào đó mang lại cho chúng nó sự huấn luyện và hướng dẫn của Chúa" (Ê-phê-sô 6:4).
Quan trọng là ta nên cùng trẻ, giúp trẻ tham gia vào gia đình hội thánh và mục vụ khi chúng còn trẻ. Thường xuyên dự lễ nhà thờ (Hê-bơ-rơ 10:25), để trẻ thấy mình học Lời Chúa, và cũng có thể cùng trẻ nghiên cứu, suy ngẫm Kinh Thánh. Thảo luận với chúng về thế giới xung quanh, và dạy cho chúng về vinh hiển của Đức Chúa Trời qua cuộc sống hàng ngày. "Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không lạc lối." (Châm ngôn 22:6). Làm cha mẹ tốt là nuôi dạy con cái để chúng noi theo gương mình để vâng lời và tôn kính Chúa.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về những bậc làm cha trong Cơ Đốc giáo?
Trả lời:
Điều răn dạy lớn nhất trong Kinh Thánh là: "Yêu mến Chúa với tất cả tấm lòng, với tất cả linh hồn và với tất cả sức mạnh của bạn." (Phục truyền luật lệ ký 6:5). Câu 2 chép, "Hầu cho ngươi kính sợ Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi, trọn đời, ngươi và con cháu ngươi vâng giữ các luật lệ và điều răn của Ngài mà ta truyền cho ngươi, để ngươi được sống lâu". Theo Phục truyền luật lệ ký 6:5, " Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở lại trong lòng ngươi; chỉ lại cho con cái ngươi điều đó, ngẫm nghĩ điều đó khi ở nhà, khi ra ngoài, lúc năm ngủ, hay là khi thức dậy. "(câu 6-7).
Lịch sử dân Israel cho rằng làm cha thì phải kiên nhẫn dạy con theo cách dạy và lời dạy của Chúa để trẻ phát triển đời sống tâm linh. Người cha sống tuân theo những lời dạy chép trong kinh thánh. Châm ngôn 22:6 "Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó già đi thì cũng không đi lạc." Từ "dạy" ám chỉ sự hướng dẫn đầu tiên mà một người cha và mẹ chỉ cho trẻ, gọi là giáo dục nhỏ tuổi. Dạy dỗ còn bao gồm chỉ cho trẻ cách ứng xử trong cuộc sống. Bắt đầu giáo dục sớm cho trẻ như vậy đóng vai trò hết sức quan trọng.
Ê-phê-sô 6:4 là một bản tóm tắt các trách nhiệm làm cha, nói rõ cả hai hướng tiêu cực và tích cực. "Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy nâng đỡ chúng bằng lời dạy của Chúa". Nghĩa tiêu cực của câu này ám chỉ người cha không nên thúc đẩy tính tiêu cực của trẻ bằng sự khắc nghiệt, bất công, thiên vị, hoặc áp đặt thái quá. Thái độ khắc nghiệt, vô lý đối với trẻ sẽ chỉ làm chúng thấy mặt xấu xa. Khi trẻ phải chịu sự trừng phạt khắc nghiệt, bất hợp lý, lạnh lùng, thô bạo, mệnh lệnh dữ tợn, cấm đoán không cần thiết, và khăng khăng ích kỷ dựa trên quyền độc tài, thì chúng ấp ủ những phản ứng thù hận, giảm ham muốn của chúng về sự thánh thiện, và làm cho chúng cảm thấy rằng chúng không thể làm vui lòng cha mẹ. Người cha khéo léo sẽ biết cách làm cho trẻ muốn vâng lời bằng chính sự dịu dàng kiên định của mình.
Nghĩa tích cực của Ê-phê-sô 6:4 được diễn tả một cách toàn diện, bao gồm giáo dục trẻ, động viên chúng, phát triển nhân cách chúng về nhiều mặt của cuộc sống bằng lời dạy của Chúa. Dùng lời dạy của Chúa ám chỉ quá trình dạy dỗ trẻ bằng việc chỉ ra khuyết điểm của trẻ (giúp trẻ nhận biết điểm yếu, sai để sửa chữa chứ không nhằm mục đích làm trẻ xấu hổ) cũng như bổn phận và trách nhiệm của trẻ.
Người cha trong Cơ Đốc giáo thực sự là một trợ lực của Đức Chúa Trời. Toàn bộ quá trình dạy dỗ và kỷ luật trẻ cần phải làm theo lời dạy và chỉ dẫn của Chúa, theo đó trẻ hiểu về Chúa qua hình ảnh của Cha. Từ đó, tâm trí, khối óc và trái tim của trẻ sẽ thường xuyên được nuôi dưỡng từ Chúa và lời dạy của Người. Người cha trần tục không bao giờ nên thể hiện quyền lực tối cao có thể quyết định sự thật hay những bổn phận. Chỉ có cách gửi gắm trẻ cho Đức Chúa Trời, thì việc dạy dỗ, giáo dục trẻ mới thật sự thành công.
Martin Luther nói: "Luôn giữ bên cạnh cây roi một trái táo để tặng trẻ khi trẻ vâng lời". Khi đưa trẻ vào khuôn khổ kỷ luật thì phải luôn gắn liền với cầu nguyện đến Chúa để đi đúng đương. Tất cả các việc uốn nắn, kỷ luật, và tư vấn cho trẻ theo lời dạy của Chúa là cốt lõi của dạy dỗ trẻ. Dạy trẻ từ những chỉ dẫn nhận được từ Chúa, từ kinh nghiệm đời sống Cơ đốc giáo, là vai trò trách nhiệm lớn của bậc sinh thành, nhất là bậc làm cha, và sau đó là bậc làm mẹ. Kỷ luật của Cơ Đốc giáo là điều cần thiết để dạy trẻ lớn lên với lòng tôn kính với Đức Chúa Trời, tôn trọng bậc sinh thành, hiểu biết về lối sống của một cơ đốc nhân, và hình thành thói quen tự kiềm chế bản thân.
Cuốn kinh thánh là do Đức Chúa Trời, và rất hữu ích để dùng làm kim chỉ nam cho dạy dỗ, uốn nắn, động viên con người sống ngay thẳng." (II Ti-mô-thê 3:16-17). Trách nhiệm tiên quyết của một người cha là tạo cho trẻ có thói quen gắn bó với kinh thánh. Các phương thức mà người cha dùng để dạy chân lý của Đức Chúa Trời có thể khác nhau. Khi người cha là người luôn giữ đúng vai trò làm gương của mình, thì nhưng gì trẻ hiểu về Đức Chúa Trời sẽ giúp trẻ có được vị thế tốt suốt cuộc đời, dù chúng ở đâu, làm gì.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về một người mẹ trong Chúa?
Trả lời:
Làm mẹ là vai trò rất quan trọng mà Đức Chúa Trời ban cho nhiều phụ nữ. Một người mẹ theo đạo Cơ Đốc thì yêu thương con mình (Tít 2:4-5), một phần là để xứng đáng với Cứu Chúa mà người phụ nữ ấy tin yêu.
Trẻ thơ là quà tặng từ Chúa (Thi Thiên 127:3-5). Trong Tít 2:4, từ gốc Hi Lạp Philoteknos xuất hiện trong tài liệu tham khảo về các người mẹ giàu lòng yêu thương. Từ này ám chỉ "tình mẫu tử". Ý nghĩa của từ này bao gồm chăm sóc cho con cái của chúng ta, nuôi dưỡng chúng, trừu mến ôm ấp chúng, giúp chúng chuẩn bị hành trang trên mỗi bước đường đời, và xem chúng như những người bạn đặc biệt từ Chúa.
Dưới đây là một vài điều kinh thánh giảng về trach nhiệm làm mẹ:
Luôn túc trực, có mặt khi con cần dẫu là sáng, trưa, hay đêm (Phục truyền luật lệ ký 6:6-7)
Nhiệt tình tham gia - tương tác, thảo luận, suy nghĩ, và trải nghiệm cuộc sống cùng con (Ê-phê-sô 6:4)
Giảng Dạy - Kinh Thánh và thế giới quan qua Thánh Kinh (Thi Thiên 78:5-6; Phục truyền luật lệ ký 4:10; Ê-phê-sô 6:4)
Đào tạo - giúp đỡ một đứa trẻ phát triển kỹ năng và khám phá những điểm mạnh của mình (Châm ngôn 22:6) và các ân tứ thuộc linh (Rô-ma 12:3-8 và 1 Cô-rinh-tô 12)
Kỷ luật - dạy cho trẻ biết sợ Chúa, có giới hạn cho mọi việc, giới hạn ấy phải nhất quán, kiên định nhưng vẫn tràn đầy yêu thương(Ê-phê-sô 6:4; Hê-bơ-rơ 12:5-11; Châm ngôn 13:24; 19:18; 22:15; 23:13-14; 29 :15-17)
Nuôi dưỡng - luôn động viên trẻ bằng lời nói, cho phép chúng trải nghiệm thất bại,đồng thuận, và tình yêu vô điều kiện (Tít 2:4; II Ti-mô-thê 1:7; Ê-phê-sô 4:29-32; 5:1-2; Ga-la-ti 5:22; I Phi-e-rơ 3:8-9)
Sống chính trực - sống đúng với những lời mình nói, làm gương để trẻ noi theo và sống có đạo đức (Phục truyền luật lệ ký 4:9, 15, 23; Châm ngôn 10:9; 11:3; Thi Thiên 37:18,37).
Kinh Thánh không nói rằng mọi phụ nữ đều nên làm mẹ. Tuy nhiên, điều Kinh Thánh có nói rằng những người mà Chúa ban phước làm mẹ thì phải có trách nhiệm. Mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Thiên chức làm mẹ không phải là một việc đơn giản hay tầm thường. Giống như khi mang thai, và chăm sóc trẻ suốt thời thơ ấu, mẹ luôn duy trì vai trò quan trọng của mình cho dù trẻ có trưởng thành. Dù là trách nhiệm làm mẹ luôn thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời của trẻ thì tình yêu thương, sự chăm sóc, động viên của người mẹ không bao giờ nhạt phai.
Câu hỏi: Cơ Đốc nhân nên dạy dỗ con cái thế nào?
Trả lời:
Làm sao để dạy dỗ con cái tốt nhất là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Một số người cho rằng việc kỷ luật bằng đòn roi là phương pháp duy nhất Kinh Thánh đề cập. Một số người tin rằng dùng hình thức cấm cửa và các hình thức phi thân thể thì có hiệu quả hơn nhiều. Kinh Thánh dạy rằng kỷ luật trẻ bằng đòn roi là phù hợp, ích lợi và cần thiết.
Xin chớ hiểu lầm rằng chúng tôi đang chủ trương hành hạ con cái. Trẻ không bao giờ nên bị đánh đòn tới mức kiệt quệ. Kinh Thánh chỉ rằng dạy trẻ với lượng đòn roi vừa đủ sẽ giúp trẻ nhận thức và hiểu lỗi tốt hơn.
Nhiều đoạn Kinh Thánh thậm chí còn nhấn mạnh việc sử dụng các hình phạt để dạy trẻ. “Chớ tha sửa phạt trẻ thơ; Dầu đánh nó bằng roi vọt, nó chẳng chết đâu. Khi con đánh nó bằng roi vọt, ắt giải cứu linh hồn nó khỏi âm phủ.” (Châm ngôn 23:13-14; cũng xem 13:24; 22:15; 20:30). Kinh Thánh nhấn mạnh về tầm quan trọng của kỷ luật, đó là điều bắt buộc phải có để dạy con nên người bởi trẻ học nhanh khi còn nhỏ. Trẻ không có kỷ luật thường xuyên lớn lên bất trị, không tôn trọng các quyền hành, và hậu quả dễ thấy là khó có lòng vâng lời, và đi theo Chúa. Chính Đức Chúa Trời dùng những kỷ luật để dạy dỗ chúng ta và dẫn dắt chúng ta vào đường ngay thẳng và khuyên giục chúng ta ăn năn những việc làm sai quấy. (Thi Thiên 94:12; Châm ngôn 1:7; 6:23; 12:1; 13:1; 15:5; Ê-sai 38:16; Hê-bơ-rơ 12:9)
Để áp dụng kỷ luật chính xác và phù hợp theo những qui luật trong Kinh Thánh, cha mẹ phải gần gũi với những lời khuyên răn trong Kinh Thánh liên quan đến kỷ luật. Sách châm ngôn chứa đầy dẫy sự khôn ngoan liên quan đến việc nuôi dạy con cái như là “Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan; Còn con trẻ phóng túng làm mắc cỡ cho mẹ mình.” Châm ngôn 29:15. Câu Kinh Thánh này đưa ra hậu quả của con cái không vâng lời. Cha mẹ mắc cỡ. Dĩ nhiên kỷ luật phải có mục tiêu cho con cái nên người và không bao giờ lạm dụng sự phán xét để trừng phạt và ngược đãi con cái. Không bao giờ nên trút cơn giận hoặc làm cho phản tác dụng.
Kỷ luật dùng để sửa dạy con người đi theo đường lối ngay thẳng. “Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy.” Hê-bơ-rơ 12:11. Kỷ luật của Đức Chúa Trời là tình yêu thương, nó cũng như tình yêu của cha mẹ đối với con cái. Kỷ luật thân thể con cái đừng bao giờ làm hại hay gây đau đớn cho con cái lâu dài. Hình phạt thân thể con cái nên luôn luôn tiếp theo liền bằng sự xoa dịu để bảo đãm cho con cái biết rằng cha mẹ yêu con. Trong những giây phút này là thời điểm tốt nhất để cha mẹ dạy con cái biết Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta là Ngài yêu chúng ta cũng giống như cha mẹ, chúng ta làm như thế vì con cái chúng ta.
Có thể có những hình thức kỷ luật khác. Như là bắt quỳ gối thay vì đánh phạt. Một số phụ huynh thấy rằng hình thức đánh phạt không đem lại kết quả tốt cho con cái. Một số phụ huynh thấy rằng bắt quỳ gối hoặc cho nó đi khuất mắt có hiệu quả hơn là khuyến khích con cái thay đổi cách cư xử. Nếu đó là những trường hợp có cần, bằng tất cả các phương pháp, phụ huynh nên dùng những phương pháp đưa ra tốt nhất theo sự thay đổi cư xử cần thiết. Trong khi Kinh Thánh tán thành việc đánh phạt không thể chối cãi. Kinh Thánh quan tâm nhiều hơn với mục tiêu xây dựng nhân cách tin kính hơn là phương pháp nghiêm khắc dùng để đạt được mục tiêu đó.
Làm vấn đề này nhiều khó khăn hơn sự thực, ngay cả chính phủ cũng đang xem xét tất cả hành vi trong việc đánh dạy con cái như là việc hành hạ chúng. Nhiều phụ huynh không đánh con cái vì sợ việc này bị thông báo đến chính quyền hoặc bị khó khăn nếu con cái họ bỏ đi. Cha mẹ nên làm gì nếu chính phủ xem việc đánh dạy con cái là bất hợp pháp? Theo Rô ma 13:1-7 cha mẹ nên vâng phục chính phủ. Một chính phủ không bao giờ nên phủ nhận lời của Đức Chúa Trời. Và đánh dạy con cái là lời nói theo Kinh Thánh, quyền lợi tốt nhất của con cái. Tuy nhiên giữ con cái trong gia đình, điều này chúng sẽ nhận ít nhất một số kỷ luật tốt hơn là thả lỏng chúng cho việc “chăm sóc” của chính phủ.
Trong Ê-phê-sô 6:4, cha mẹ không được chọc giận con cái. Thay vì vậy phải mang chúng đến với đường lối của Đức Chúa Trời. Nuôi dạy con cái trong “sự huấn luyện và hướng dẫn của Chúa.” Bao gồm nén giận, sửa dạy, và yêu thương đúng đắn bằng đánh phạt.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về biện pháp kiểm soát sinh sản? Cơ Đốc nhân có nên sử dụng biện pháp tránh thai?
Trả lời:
Người đàn ông được Đức Chúa Trời giao nhiệm vụ "Làm đầy dẫy đất và nhân rộng ra." (Sáng thế ký 1:28). Hôn nhân được thiết lập bởi Thiên Chúa như là một môi trường ổn định trong đó sinh ra con cái và nuôi dạy chúng. Đáng buồn thay, ngày nay con cái đôi khi bị coi là một mối phiền toái và một gánh nặng. Họ đứng trong cách thức công việc làm ăn của loài người và nhắm mục tiêu tài chính, và họ "hòa đồng chung với xã hội". Theo thói thường kiểu ích kỷ này là nguồn gốc của việc sử dụng các biện pháp tránh thai.
Trái ngược với tính tự kỷ trung tâm đằng sau một số biện pháp ngừa thai, Kinh Thánh trình bày con cái như một món quà từ Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 4:1; Sáng thế ký 33:5). Con cái là một cơ nghiệp từ Chúa (Thi Thiên 127:3-5). Con cái là một phước lành từ Đức Chúa Trời (Lu-ca 1:42). Con cái là một vương miện đến tuổi già (Châm ngôn 17:6). Đức Chúa Trời chúc phước cho đàn bà son sẻ (Thi Thiên 113:9; Sáng thế ký 21:1-3; 25:21-22; 30:1-2; I Sa-mu-ên 1:6-8; Lu-ca 1:7, 24-25). Đức Chúa Trời tạo thành con trẻ từ trong lòng mẹ (Thi Thiên 139:13-16). Đức Chúa Trời biết con trẻ trước khi chúng sinh ra (Giê-rê-mi 1:5; Ga-la-ti 1:15).
Chỗ gần nhất mà Kinh Thánh nói đến cụ thể việc lên án kiểm soát sinh sản trong Sáng thế ký chương 38, nói đến hai người con trai của Giu-đa là Ê-rơ và Ô-nan. Ê-rơ kết hôn với một cô gái tên là Ta-ma, nhưng ông gian ác và Chúa khiến ông bị chết, để lại Ta-ma không có chồng cũng không có con. Ta-ma đã được đưa đến kết hôn với anh trai của Ê-rơ là Ô-nan, đúng theo quy định luật hôn nhân của người Lê vi trong Phục truyền 25:5-6. Ô-nan không muốn chia tài sản thừa kế của mình với bất kỳ đứa con nào mà ông có thể sanh ra thay mặt cho anh trai mình, vì vậy ông thực hành theo hình thức cổ xưa nhất của kiểm soát sinh sản, làm rơi rớt ra. Sáng thế ký 38:10 chép "Những điều người đã làm không đẹp lòng Chúa, nên Ngài cũng để cho người chết." Động cơ của Ô-nan là sự ích kỷ: Ông đã sử dụng Ta-ma thỏa mãn cho riêng mình, nhưng từ chối thực hiện bổn phận hợp pháp của ông về việc tạo ra một người thừa kế cho anh trai đã chết của mình. Đoạn này thường được sử dụng làm bằng chứng nói rằng Thượng Đế không chấp nhận việc hạn chế sinh sản. Tuy nhiên, rõ ràng không phải vì hành động không muốn có con khiến Đức Chúa Trời phải đặt Ô-nan vào chỗ chết, mà là động cơ ích kỷ của Ô-nan đằng sau việc làm đó.
Điều quan trọng là xem con cái như là Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng, không phải là thế gian nói với chúng ta những điều ấy. Họ nói rằng có Kinh Thánh không ngăn trở việc tránh thai. Theo định nghĩa tránh thai đơn thuần là đừng để thụ thai. Nó không phải là hành vi tránh thai tự mình xác định điều đó cho dù đúng hay sai. Như chúng ta đã học được từ Ô-nan, đó là động cơ đằng sau các biện pháp tránh thai mà quyết định điều đó đúng hay sai. Nếu một cặp vợ chồng thực hiện tránh thai là để có thêm thoải mái cho mình điều đó là sai. Nếu một cặp vợ chồng thực hiện tránh thai là để tạm thời trì hoãn đường con cái cho đến khi họ trưởng thành hơn và có đầy đủ tài chính, chuẩn bị tinh thần chu đáo, sau đó sinh con, điều đó có thể chấp nhận được trong việc áp dụng biện pháp tránh thai một thời gian. Một lần nữa tất cả đều trở về với động cơ.
Kinh Thánh luôn luôn trình bày có con là một điều tốt. Lời Chúa "mong mõi" rằng người chồng và vợ phải có con cái. Trong Kinh Thánh cho biết không có khả năng sinh con như là một điều xấu. Chẳng có một người nào trong Kinh Thánh bày tỏ mong muốn không có con cái. Đồng thời, không có tranh cãi nào từ Kinh Thánh một cách dứt khoát rằng ngừa thai hạn chế trong một thời gian đó là sai lầm. Tất cả các cặp vợ chồng nên tìm kiếm ý của Chúa liên quan đến lúc khi họ phải có con và nên có bao nhiêu con mà họ mong ước.
Câu hỏi: Cơ đốc nhân nên làm gì nếu có con hoang đàng?
Trả lời:
Lu-ca 15:11-32 có chép lại một câu chuyện về một cậu con trai hoang đàng, theo đó, có một vài nguyên tắc mà các bậc cha mẹ là cơ đốc nhân có thể áp dụng để giúp xử lý tốt hơn khi con cái đi sai đường, lạc lối. Tuy nhiên cần nhớ rằng, khi con đã đạt tuổi trưởng thành thì không còn nằm dưới quyền hành của cha mẹ nữa.
Trong câu chuyện về người con trai hoang đàng, người trai trẻ lấy hết tài sản thừa kế của mình và đi đến một nơi xa xôi và tiêu xài hoang phí. Nếu đứa trẻ không phải là một tín đồ chuyên tâm thì câu chuyện này là hiển nhiên. Tuy nhiên nếu đứa trẻ đã từng xưng đức tin rồi mà vẫn như vậy, thì ta gọi đứa trẻ là "hoang đàng." Ý nghĩa của từ này ám chỉ một người phung phí tiền bạc, rất đúng với câu chuyện về cậu con trai đã bỏ nhà ra đi và lãng phí của cải mà cha mẹ dành cho cậu. Tất cả những năm tháng nuôi dưỡng, dạy dỗ, yêu thương, và chăm sóc đều chẳng có ý nghĩa nhiều với cậu bởi chính cậu đang chống nghịch với ý Chúa. Khi một cá nhân chống nghịch Chúa thì nó thể hiện rõ nhất qua việc trở thành đứa con bất trị.
Để ý sẽ thấy rằng trong câu chuyên ấy, người cha không ngăn cản ý định bỏ đi của con, cũng không đi theo sau để bảo vệ cậu. Thay vào đó, người cha kiên nhẫn chờ ở nhà và cầu nguyện, và khi đứa con hiểu ra chuyện, và tìm về nhà thì người cha vẫn đang đợi, dõi theo cậu và chay ra chào đón cậu dù là cậu đã bỏ nhà đi xa.
Khi con cái lựa chọn con đường riêng của chúng (giả sử chúng đủ tuổi để làm thế) và ta biết những lựa chọn ấy sẽ chỉ mang đến những hậu quả khôn lường, thì ta- với vị trí là phu huynh cần phải để chúng đi. Cha me không nên chay theo con cái, cũng như cố gắng ngăn cản những hậu quả ấy để chúng không xảy ra. Thay vào đó, cha mẹ nên ở nhà, kiên nhẫn chờ đợi và cầu nguyện cho đến khi đứa con nhận ra, hối cải và tự thay đổi con đường đi của mình. Cho đến lúc đó, thì cha mẹ cần rút lại những lý lẽ của mình, không cố gắng tranh cãi càng làm con muốn nổi loạn, cũng như không nên can thiệp vào quyết định của con (I Phi-e-rơ 4:15).
Khi con cái đến tuổi trưởng thành theo qui định pháp luật thì chúng chỉ còn là thuộc quyền của Chúa và chính phủ (Rô-ma 13:1-7). Làm cha mẹ thì ta có thể giúp con bằng tình yêu và bằng cách cầu nguyện cho chúng khi chúng quyết định theo Chúa. Đức Chúa Trời thường dùng những đau khổ do tự dằn vặt để ta trở nên khôn ngoan hơn, và Chúa cũng cho ta quyền tự do để có những phản ứng khác nhau trước sự việc. Dù là cha mẹ, chúng ta cũng không thể cứu con cái mình, chỉ có Đức Chúa Trời có thể làm điều đó. Cho đến thời điểm đó đến, ta chỉ nên kiên nhẫn cầu nguyện, chờ đợi và để Chúa quyết định mọi chuyện. Điều này có thể là một quá trình đau đớn, nhưng khi thực hiện theo lời Kinh Thánh, nó sẽ mang lại sự bình an trong lòng. Chúng ta không có quyền phán xét con cái, chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền đó. Tuy nhiên cần luôn nhớ rằng, Chúa là đấng phan xét của cả thế gian, "Ðấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?" (Sáng thế ký 18:25 b).
Câu hỏi: Có phải vợ bắt buộc thuận phục chồng?
Trả lời:
Sự phục tùng là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến hôn nhân. Ngay cả trước khi tội lỗi bước vào thế gian, vẫn còn có nguyên tắc người đứng đầu chịu trách nhiệm (I Ti-mô-thê 2:13). A-Đam đã được tạo ra đầu tiên, và Ê-Va được tạo ra để làm “Người giúp đỡ "cho A-Đam (Sáng thế ký 2:18-20). Đồng thời vì không có tội lỗi, không có quyền cho con người phải tuân theo ngoại trừ quyền của Đức Chúa Trời. Khi A-Đam và Ê-Va không vâng lời Đức Chúa Trời, tội lỗi vào trong thế gian, khi đó quyền hạn là việc cần thiết. Vì vậy, Đức Chúa Trời thiết lập thẩm quyền cần thiết để thực thi luật lệ của đất và cũng để cung cấp cho chúng ta sự bảo vệ chúng ta cần có. Trước tiên, chúng ta cần phải thuận phục Đức Chúa Trời, đó là cách duy nhất chúng ta có thể thật sự vâng lời Ngài (Gia-cơ 1:21; 4:7). Trong I Cô-rinh-tô 11:2-3, chúng ta thấy rằng người chồng thuận phục Đấng Christ như Đấng Christ đã làm đối với Đức Chúa Cha. Tiếp theo câu Kinh Thánh đó nói vợ nên theo gương của chồng và thuận phục chồng mình.
Thuần phục là phản ứng tự nhiên đối với phương thức lãnh đạo đầy yêu thương, tôn trọng. Khi người chồng yêu thương vợ như Đấng Christ yêu thương Hội thánh (Ê-phê-sô 5:25-33), thì người vợ sẽ tự nhiên thuận theo chồng. Từ Hi Lạp dịch "Thuận phục", “hupotasso” dưới dạng động từ tiếp diễn. Điều này có nghĩa rằng sự thuận phục trước Đức Chúa Trời, Chính phủ, hay chồng không phải hành động chỉ diễn ra một lần, mà nó là hành động tiếp diễn hàng ngày, rồi dần trở thành thói quen hành xử. Ê-phê-sô đoạn 5 chép lại, sự thuần phục không phải là khuất phục một chiều của tín đồ với một con người ích kỷ độc đoán. Trong Kinh Thánh, sự thuận phục ấy ám chỉ sự cấu kết đặc biệt giữa hai tín đồ tâm linh luôn hướng về Chúa. Thuận phục mang tính tương tác, hai chiều. Nó thể hiện niềm vinh dự và sự đồng thuận của hai con người ấy. Khi người vợ được yêu như là Hội Thánh người vợ được Đấng Christ yêu thương, thì việc thuận theo chồng không phải là việc khó làm. Ê-phê-sô 5:24 chép, "Ấy vậy, như Hội Thánh phục dưới Ðấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự." Câu Kinh Thánh này nói rằng người vợ thuận phục chồng trong tất cả mọi việc nếu điều đó là đúng và hợp phấp. Vì vậy, người vợ không có nghĩa vụ làm việc bất hợp pháp, mất luân lý hay chống nghich trước Chúa.
Matthew Henry đã viết: "Người phụ nữ đã được làm nên từ bên hông của A-Đam. Cô đã không được làm ra từ trên đầu ông nên không thể cai trị người ấy, người phụ nữ cũng không phải làm ra từ bàn chân của đàn ông để bị người nam chà đạp lên, nhưng từ bên hông của người đàn ông để được bình đẳng với anh ta, dưới cánh tay của anh ấy để được bảo vệ, và gần trái tim của anh ta để được yêu thương " Các cơ đốc nhân thuận phục lẫn nhau còn là bày tỏ ra sự tôn kính đối với Đấng Christ (Ê-phê-sô 5:21). Theo đó, tất cả mọi thứ chép lại trong Ê-phê-5:19-33 có được là nhờ tâm hồn hướng về Chúa. Các tín đồ ấy thờ Chúa (5:19), luôn sống biết hàm ơn (5:20), và tôn trọng tôn ti, quyền hành, thuân phục lẫn nhau (5:21). Từ đó, Phao Lô đã viết về cuộc sống đầy Thánh Linh và áp dụng nó cho những cặp vợ chồng trong câu 22-33. Làm vợ thì nên thuận phục chồng mình, không phải vì phụ nữ thuộc cấp thấp hơn, mà bởi đó là cách Đức Chúa Trời tạo ra các mối quan hệ. Thuận phục chồng không phải là để chồng chà đạp. Thay vào đó, với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh, vợ thuận phục chồng và chồng yêu thương, hi sinh cho vợ.