Các câu hỏi về hôn nhân - GotQuestions.org Việt   Các câu hỏi về hôn nhân

Các câu hỏi về hôn nhân

Kinh Thánh nói gì về hôn nhân?

Làm cho hôn nhân bền lâu – Bí quyết là gì?

Kinh Thánh nói gì về hôn nhân ngoại chủng?

Kinh Thánh nói gì về việc ly dị và tái hôn?

Tôi đã ly dị Tôi có thể tái hôn theo Kinh Thánh được không?

Một Cơ Đốc nhân hẹn hò hay kết hôn với người ngoại có được không?

Điều gì được phép làm, điều gì không trong quan hệ tính dục của vợ chồng Cơ Đốc nhân?

Có phải vợ bắt buộc thuận phục chồng?


Các câu hỏi về hôn nhân

   
Kinh Thánh nói gì về hôn nhân?   Kinh Thánh nói gì về hôn nhân?


Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về hôn nhân?

Trả lời: Việc tạo dựng hôn nhân được ghi lại trong Sáng thế ký 2:23-24: "A-đam nói rằng: Người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt." Đức Chúa Trời tạo ra người nam và sau đó làm ra người nữ để bổ sung cho người nam. Hôn nhân là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời cho hợp với thực tế "Loài người ở một mình thì không tốt" (Sáng thế ký 2:18).

Từ "Người giúp đỡ" được sử dụng để mô tả Ê-va trong Sáng thế ký 2:20 có nghĩa là "bảo bọc, bảo vệ, hoặc hổ trợ, giúp đỡ." Ê-va được tạo ra để sát cánh bên A-đam như là “Một nửa khác của ông" làm người hổ trợ và giúp đỡ của ông. Một người nam và một người nữ khi lập gia đình trở thành "Một thân." Tính chất hòa hợp này hiển nhiên được thể hiện đầy đủ nhất trong sự liên kết thân thể của tính dục riêng tư. Tân Ước cho biết thêm một lời nhắc nhở về việc này. "Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp!" (Ma-thi-ơ 19:6).

Có một số thư tín do Phao Lô viết liên quan đến hôn nhân và làm cách nào các tín hữu vận dụng trong những mối quan hệ hôn nhân. Một trong những đoạn Kinh Thánh này là I Cô-rinh-tô chương 7, và chỗ khác là Ê-phê-sô 5:22-33. Khi nghiên cứu tập hợp, hai đoạn cung cấp các nguyên tắc Kinh Thánh đã hình thành một khuôn mẫu cho mối quan hệ hôn nhân làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Các đoạn Ê-phê-sô đặc biệt thâm thúy dùng tham chiếu cho một cuộc hôn nhân thành công theo Kinh Thánh. "Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa. Vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội Thánh" (Ê-phê-sô 5:22-23). "Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh." (Ê-phê-sô 5:25). "Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy. Vì chẳng hề có người nào ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng săn sóc nó như Ðấng Christ đối với Hội thánh."(Ê-phê-5:28-29) "Vậy nên người đàn ông phải lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình, hai người cùng nên một thịt"(Ê-phê-sô 5:31).

Khi một người chồng và vợ có niềm tin xây dựng theo những nguyên tắc của Đức Chúa Trời, kết quả cuộc hôn nhân đó theo lời Kinh Thánh. Một cuộc hôn nhân dựa trên Kinh Thánh là một hôn nhân quân bình, với Đấng Christ là đầu chung của người chồng và người vợ. Khái niệm hôn nhân theo Kinh Thánh là sự hiệp nhất giữa hai cá nhân theo hình ảnh hiệp nhất của Đấng Christ với Hội Thánh của Ngài.


Trở lại trang chủ tiếng Việt Nam


Kinh Thánh nói gì về hôn nhân?

   
Làm cho hôn nhân bền lâu – Bí quyết là gì?   Làm cho hôn nhân bền lâu – Bí quyết là gì?


Câu hỏi: Làm cho hôn nhân bền lâu – Bí quyết là gì?

Trả lời: Thánh Phaolô nói rằng vợ "ràng buộc" với chồng lâu dài khi chồng còn sống (Rô-ma 7:2). Nguyên tắc ở đây là một trong hai người chồng hoặc vợ chết trước, khi ấy hôn ước bị phá vỡ. Đây là lệnh của Đức Chúa Trời, nhưng trong xã hội hiện đại hôn nhân của mọi người kết thúc bằng ly dị hơn 51 phần trăm. Điều đó có nghĩa là hơn một nửa các cặp vợ chồng hứa nguyện "Sống bên nhau cho đến chết" đã phá vỡ lời thề.

Các cặp vợ chồng có thể làm gì để bảo đảm rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ bền lâu? Vấn đề trước hết và quan trọng nhất là sự vâng lời Thiên Chúa và làm theo lời của Ngài. Đây là một nguyên tắc phải thực hiện trước khi kết hôn. Đức Chúa Trời nói: "Hai người không đồng ý với nhau há có thể đi chung với nhau được sao?" (A-mốt 3:3). Đối với các tín hữu được tái sinh, điều này có nghĩa là không bắt đầu một mối quan hệ chặt chẽ với bất cứ ai mà người ấy không phải là một người tin tưởng. "Chớ mang ách chung với người không tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp chung được không? Sự sáng và bóng tối có thân thiện với nhau được không?"( II Cô-rinh-tô 6:14). Nếu tuân theo những nguyên tắc này, nó sẽ giải cứu nhiều trái tim đau khổ và chịu đựng sau này trong hôn nhân.

Một nguyên tắc bảo vệ tuổi thọ của hôn nhân là người chồng nên vâng lời Thiên Chúa và yêu thương, tôn trọng, bảo bọc vợ mình như là chính thân mình (Ê-phê-sô 5:25-31). Các nguyên tắc tương ứng là vợ phải tuân theo lời Thiên Chúa, đặt chồng mình "như Chúa" (Ê-phê-sô 5:22). Hôn nhân giữa người nam và người nữ là hình ảnh của mối quan hệ giữa Đấng Christ và Hội Thánh. Đấng Christ đã dâng chính Ngài cho Hội Thánh và Ngài yêu thương, tôn trọng, bảo vệ Hội Thánh như là “Cô dâu"của Ngài" (Khải Huyền 19:7-9).

Khi Đức Chúa Trời mang Ê-va đến cho A-đam trong hôn nhân đầu tiên, cô ấy đã được tạo ra từ “thịt và xương” của A-đam (Sáng thế ký 2:21) và họ trở thành "một thịt" (Sáng thế ký 2:23-24). Trở thành một thịt có ý nghĩa nhiều hơn việc hợp nhất về thể chất. Nó có nghĩa là một sự hòa hợp của tâm trí và linh hồn để tạo thành một thân. Mối quan hệ này vượt xa hơn dục vọng hoặc hấp dẫn tình cảm, bước vào lĩnh vực tâm linh “duy nhất” điều đó chỉ có thể được tìm thấy khi cả hai đối tác đầu phục với Đức Chúa Trời và với nhau. Mối quan hệ này không phải đặt trung tâm trên "tôi và của tôi”, nhưng trên "chúng tôi và của chúng tôi". Đây là một trong những bí mật của một cuộc hôn nhân lâu dài. Làm cho một cuộc hôn nhân kéo dài đến cuối cùng là sự chết, cả hai đối tác phải thực hiện đặt hàng đầu. Củng cố mối quan hệ theo chiều dọc của một người với Đức Chúa Trời theo hướng lâu dài dẫn đến việc bảo đảm mối quan hệ hàng ngang giữa người chồng và vợ trở nên bền lâu, và do đó Đức Chúa Trời được tôn vinh bởi gia đình ấy.


Trở lại trang chủ tiếng Việt Nam


Làm cho hôn nhân bền lâu – Bí quyết là gì?

   
Kinh Thánh nói gì về hôn nhân ngoại chủng?   Kinh Thánh nói gì về hôn nhân ngoại chủng?


Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về hôn nhân ngoại chủng?

Trả lời: Luật pháp Cựu Ước truyền lệnh dân Y-sơ-ra-ên không được kết hôn ngoại chủng (Phục truyền 7:3-4) Lý do của điều này là vì dân Y-sơ-ra-ên có thể bị dẫn dắt lạc hướng khỏi Đức Chúa Trời nếu họ kết hôn với người ngoại chủng thờ hình tượng hoặc ngoại đạo. Một luật quen thuộc trong Tân Ước đưa ra nhưng với những mức độ khác nhau là: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14) Đúng với dân Y-sơ-ra-ên (Tin vào một Đức Chúa Trời thật) được truyền lệnh không cưới gã với người ngoại đạo vì vậy Cơ Đốc nhân (Tin vào một Đức Chúa Trời thật) được truyền lệnh không cưới gã với người ngoại đạo. Để trả lời cụ thể cho câu hỏi này, không, Kinh Thánh không hề nói hôn nhân ngoại chủng là sai.

Một người không thể bị phán xét vì màu da nhưng vì nhân cách. Tất cả chúng ta cẩn thận không nên thiên vị về điều gì với những người khác hoặc vì thành kiến hay vì chủng tộc.( Gia Cơ 2:1-10) Đặc biệt câu 1 và câu 9. Tiêu chuẩn của Cơ Đốc giáo về một người nam và một người nữ lựa chọn bạn đời với nhau luôn luôn được cho thấy phải là một Cơ Đốc nhân (II Cô-rinh-tô 6:14) là người được tái sinh bởi đức tin vào Chúa Giê Xu Christ (Giăng 3:3-5) Sự chọn lựa vợ chồng theo tiêu chuẩn Kinh Thánh là bởi đức tin vào Đấng Christ không phải bởi màu da. Hôn nhân ngoại chủng không phải là vấn đề đúng hay sai nhưng là sự khôn ngoan, sáng suốt và cầu nguyện.

Chỉ có một lý do cần xem xét cẩn thận trong việc kết hôn ngoại chủng là vì sự khó khăn trong việc hòa hợp chủng tộc của hai vợ chồng phải trải qua để cho những người khác có đủ thời gian chấp nhận họ. Nhiều cặp vợ chồng trải qua những sự phân biệt chủng tộc hay nhạo báng, đôi khi ngay cả từ chính gia đình của họ. Một số vợ chồng ngoại chủng trải qua những khó khăn về màu da của con cái họ khác với màu da của cha mẹ. Một đôi không cùng chủng tộc nên rút ra những điều này để xem xét và chuẩn bị cho quyết định kết hôn của họ. Một lần nữa Kinh Thánh chỉ hạn chế người Cơ Đốc trong việc liên quan đến hôn nhân vì cớ thành viên kia có phải là thân thể của Đấng Christ hay không.


Trở lại trang chủ tiếng Việt Nam


Kinh Thánh nói gì về hôn nhân ngoại chủng?

   
Kinh Thánh nói gì về việc ly dị và tái hôn?   Kinh Thánh nói gì về việc ly dị và tái hôn?


Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về việc ly dị và tái hôn?

Trả lời: Trước hết không có vấn đề xem việc ly dị để đánh giá người ta, điều quan trọng là phải ghi nhớ lời Kinh Thánh được chép trong Ma-la-chi 2:16a “Vì Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ.” Đối với Kinh Thánh chương trình của Đức Chúa Trời trong hôn nhân là sự cam kết suốt cuộc đời. “Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!” (Ma-thi-ơ 19:6) Đức Chúa Trời nhận ra rằng từ khi kết hợp hai con người tội lỗi vào với nhau thì sự ly dị sẽ xảy ra. Trong Cựu Ước Đức Chúa Trời đã sắp đặt một số luật lệ để bảo vệ quyền ly dị đặc biệt đối với phụ nữ. (Phục Truyền 24:1-4) Đức Chúa Giê Xu đã chỉ ra những luật đã ban cho không phải vì Đức Chúa Trời muốn như vậy nhưng vì lòng cứng cõi của con người. (Ma-thi-ơ 19:8)

Cuộc khảo sát qua việc ly dị và tái hôn dựa trên những lời phán của Chúa Giê Xu được cho phép ghi lại trong Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 5:32 và 19:9. Từ ngữ: “Trừ ra sự phản bội hôn ước” là điều được Đức Chúa Trời cho phép duy nhất trong Kinh Thánh về sự ly dị hay tái hôn. Nhiều dịch giả đã hiểu mệnh đề ngoại trừ này như là sự ám chỉ tình trạng phản bội hôn ước trong thời kỳ hứa hôn. Trong phong tục của người Do Thái, người đàn ông và đàn bà được xem là kết hôn ngay trong thời kỳ hứa hôn. Sự vô đạo đức trong thời gian hứa hôn này là ly dị được xem là lý do có giá trị duy nhất.

Tuy nhiên từ ngữ Hi Lạp dịch là “Sự phản bội hôn ước” là từ ngữ có thể hiểu bất kỳ hình thức vô đạo đức nào về tình dục. Nó có nghĩa là sự gian dâm, buôn hương bán phấn, ngoại tình.v.v…Chúa Giê Xu có lẻ nói về được phép ly dị nếu phạm tội vô đạo đức tính dục. Quan hệ tình dục như là phần trọn vẹn của mối dây hôn nhân “hai người sẽ nên một thịt” (Sáng thế ký 2:24; Ma-thi-ơ 19:5; Ê-phê-sô 5:31). Vì vậy việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân phá hủy mối dây ràng buộc nên có thể là lý do được phép ly dị. Nếu vậy Chúa Giê Xu cũng cho phép việc tái hôn trong ý tưởng của đoạn văn này. Đoạn văn “ và kết hôn với những người khác.” (Ma-thi-ơ 19:9) cho thấy việc ly dị và tái kết hôn là được phép trong ví dụ về mệnh đề ngoại trừ. Dù ra sao nó được diễn giải như vậy. Chú ý quan trọng là chỉ có nhóm người vô tội mới được phép tái kết hôn. Mặc dầu không được nói đến trong nội dung sự cho phép tái kết hôn sau khi ly dị là ơn thương xót của Đức Chúa Trời dành cho những người bị tội lỗi tấn công không phải dành cho những người phạm tội vô đạo đức về tình dục. Có lẻ ví dụ chỗ “những kẻ phạm tội” được tái kết hôn không phải là khái niệm được dạy trong đoạn này.

Một số hiểu biết trong I Cô-rinh-tô 7:15 như là trường hợp ngoại lệ khác cho phép tái kết hôn nếu vợ hoặc chồng không tin Chúa ly dị một người tin Chúa. Tuy nhiên nội dung không nói đến việc tái kết hôn nhưng chỉ đề cập đến một người tin Chúa không bị ràng buộc trong hôn nhân nếu vợ hoặc chồng không tin Chúa muốn để bỏ. Những trường hợp khác công bố lý do chính đáng cho phép ly dị là việc lăng nhục, sỉ vả vợ, chồng hay con cái mặc dầu không có liệt kê trong Kinh Thánh. Trong khi đây là những trường hợp phải lẽ thì tốt nhất là đừng cho rằng phải dựa trên lời của Đức Chúa Trời.

Đôi khi những người hư mất phản bác dựa trên những trường hợp ngoại lệ cho rằng dầu sao ý nghĩa của việc “phản bội hôn ước” được cho phép ly dị nhưng đừng đòi hỏi ly dị. Ngay cả trong trường hợp phạm tội tà dâm nhưng qua ân điển của Đức Chúa Trời họ học được sự tha thứ và bắt đầu tái lập lại hôn nhân của họ. Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta nhiều hơn. Chắc chắn chúng ta có thể theo gương mẫu của Ngài ngay cả tha thứ cho người phạm tội tà dâm.(Ê-phê-sô 4:32) Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người chồng hoặc vợ không ăn năn mà cứ tiếp tục phạm tội tình dục thì câu Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 19:9 có thể được áp dụng. Cũng có nhiều trường hợp sau khi ly dị người ta tái kết hôn quá nhanh trong khi có thể Đức Chúa Trời muốn họ sống độc thân. Đôi lúc Đức Chúa Trời kêu gọi một người phải sống độc thân để sự tập trung của họ không bị phân tán. (I Cô-rinh-tô 7:32-35) Tái kết hôn sau khi ly dị là sự chọn lựa trong một số hoàn cảnh nhưng điều đó không có nghĩa là sự chọn lựa bắt buộc.

Thật đau buồn về tỷ lệ ly dị trong vòng những người tự cho mình là Cơ Đốc nhân cao gần như là thế giới ngoại đạo. Kinh Thánh cho thấy rất rõ ràng về việc Đức Chúa Trời ghét sự ly dị (Ma-la-chi 2:16) Sự giải hòa và sự tha thứ nên được quan tâm trong đời sống Cơ Đốc nhân. (Lu-ca 11:4 và Ê-phê-sô 4:32) Tuy nhiên Đức Chúa Trời biết rằng việc ly dị vẫn xảy ra ngay cả trong vòng con cái Chúa. Một tín hữu ly dị hoặc tái kết hôn không nên cảm giác Chúa yêu mình giảm đi. Ngay cả nếu việc ly dị hay tái hôn của họ không nằm trong trường hợp ngoại lệ của Ma-thi-ơ 19:9. Đức Chúa Trời thường sử dụng sự không vâng theo tội lỗi của các Cơ Đốc nhân để làm thành công việc lớn lao của Ngài.


Trở lại trang chủ tiếng Việt Nam


Kinh Thánh nói gì về việc ly dị và tái hôn?

   
Tôi đã ly dị Tôi có thể tái hôn theo Kinh Thánh được không?   Tôi đã ly dị Tôi có thể tái hôn theo Kinh Thánh được không?


Câu hỏi: Tôi đã ly dị Tôi có thể tái hôn theo Kinh Thánh được không?

Trả lời: Chúng tôi thường nhận được câu hỏi như "Tôi đã ly dị với lý do như vậy và như vậy. Tôi được tái hôn không?”. “Tôi đã ly hôn hai lần, lần đầu vì người phối ngẫu ngoại tình. Lần thứ hai người sống với tôi không thích hợp. Tôi đang hẹn hò với một người đàn ông mà người ấy đã ly hôn ba lần, đầu tiên vì không thích hợp, lần thứ hai do ông ấy ngoại tình, lần thứ ba do tội ngoại tình của vợ ông ta. Chúng tôi có thể kết hôn với nhau được không?". Các câu hỏi như thế này rất khó trả lời bởi vì Kinh Thánh không đi sâu vào chi tiết liên quan đến những hoàn cảnh khác nhau cho việc tái hôn sau khi ly dị.

Những gì chúng ta có thể biết chắc chắn là kế hoạch của Thiên Chúa dành cho một cặp vợ chồng kết hôn là phải sống bên nhau trọn đời trong lúc cả hai vợ chồng còn sống. (Sáng thế ký 2:24; Ma-thi-ơ 19:6). Chỉ có ngoại lệ cho việc tái hôn sau khi ly dị là vì cớ tội ngoại tình (Ma-thi-ơ 19:9), mặc dầu điều này vẫn còn tranh cãi giữa các Cơ Đốc nhân. Một khả năng khác là bị ruồng bỏ, khi một người phối ngẫu ngoại đạo ruồng bỏ một người phối ngẫu tin Chúa (I Cô-rinh-tô 7:12-15). Đoạn này, mặc dù, không chép cụ thể tái hôn, chỉ nói về sự ràng buộc trong hôn nhân. Trong đó có hàm ý rằng sự lạm dụng về xác thịt, tình dục, hoặc tình cảm tổn thương nghiêm trọng sẽ là nguyên nhân có khả năng để ly dị và có thể tái hôn. Tuy nhiên Kinh Thánh không chỉ dạy cụ thể về vấn đề này.

Chúng ta biết chắc chắn hai điều. Đức Chúa Trời ghét ly hôn (Ma-la-chi 2:16), và Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót tha thứ. Mỗi cặp ly hôn là kết quả của tội lỗi, hoặc thuộc một phần của vợ hay chồng hoặc của cả hai. Chúa có tha thứ cho việc ly hôn? Hiển nhiên! Ly dị được tha không kém hơn bất kỳ tội lỗi nào khác. Sự tha thứ tất cả các tội lỗi được thực hiện qua đức tin nơi Chúa Giê Su Christ (Ma-thi-ơ 26:28; Ê-phê-sô 1:7). Nếu Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi ly dị, điều đó có nghĩa là bạn được tự do tái hôn phải không? Không nhất thiết. Đức Chúa Trời kêu gọi mọi người đôi khi phải ở một mình (I Cô-rinh-tô 7:7-8). Sống một mình không nên xem như là sự rủa sả hoặc bị trừng phạt, nhưng là cơ hội để phục vụ Chúa hết lòng (I Cô-rinh-tô 7:32-36). Dầu vậy Lời Đức Chúa Trời nói cho chúng ta biết rằng lập gia đình tốt hơn là hun đốt lòng ham muốn (I Cô-rinh-tô 7:9) Có lẽ điều này đôi khi được áp dụng để tái hôn sau khi ly dị.

Vì vậy, có thể bạn sẽ được được phép kết hôn lại không? Chúng tôi không thể trả lời câu hỏi ấy. Cuối cùng thì đó là giữa bạn, người phối ngẫu tiềm năng của bạn, và quan trọng nhất là Đức Chúa Trời. Lời khuyên duy nhất chúng tôi có thể dành cho bạn là hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời ban cho sự khôn ngoan về những gì Ngài muốn bạn làm (Gia cơ 1:5). Hãy cầu nguyện với một tâm trí mở ra và thành thật nài xin Chúa đặt sự khao khát về Ngài trong lòng của bạn (Thi Thiên 37:4). Tìm kiếm Chúa (Châm ngôn 3:5-6) và đi theo sự hướng dẫn của Ngài.


Trở lại trang chủ tiếng Việt Nam


Tôi đã ly dị Tôi có thể tái hôn theo Kinh Thánh được không?

   
Một Cơ Đốc nhân hẹn hò hay kết hôn với người ngoại có được không?   Một Cơ Đốc nhân hẹn hò hay kết hôn với người ngoại có được không?


Câu hỏi: Một Cơ Đốc nhân hẹn hò hay kết hôn với người ngoại có được không?

Trả lời: Đối với một Cơ Đốc nhân hẹn hò với người ngoại là không khôn ngoan, và kết hôn với họ không phải là một lựa chọn tốt. II Cô-rinh-tô 6:14 nói chúng ta chớ mang ách “không tương xứng" với một người vô tín. Hình ảnh của hai con bò không hợp nhau chia sẻ cùng chung một cái ách. Thay vì làm việc cùng nhau để kéo vật nặng, chúng sẽ làm công việc chống lại nhau. Trong khi đoạn văn này không đặc biệt đề cập đến hôn nhân, nó chắc chắn có ngụ ý đến vấn đề hôn nhân, đoạn văn tiếp tục nói rằng không có sự hòa hợp giữa Đấng Christ và Satan. Không thể có sự hòa hợp thuộc linh trong một cuộc hôn nhân giữa một Cơ Đốc nhân và người ngoại. Phao Lô tiếp tục nhắc nhở các tín hữu rằng đời sống họ là nơi cư trú của Chúa Thánh Linh là Đấng sống trong lòng của họ ấn chứng cho sự cứu rỗi (II Cô-rinh-tô 6:15-17). Do đó, họ sẽ được phân rẽ với thế gian-trong thế giới nhưng không phải của thế giới- và không có bất cứ nơi nào quan trọng hơn so với quan hệ hôn nhân riêng tư nhất của đời sống.

Kinh Thánh cũng nói: "Chớ để bị mắc lừa: Bạn bè xấu phá hại tính nết tốt."(I Cô-rinh-tô 15:33). Với bất kỳ mối quan hệ mật thiết nào với người vô tín có thể nhanh chóng biến thành cái gì đó làm cản trở việc theo Chúa của bạn. Chúng ta được kêu gọi để truyền phúc âm cho người hư mất, nhưng không thể thân mật với họ. Không có gì sai với việc xây dựng tình bạn tốt với người không tin, nhưng không nên tiến xa hơn. Nếu bạn đang hẹn hò với một người vô tín, điều chân thật nào là ưu tiên của bạn, tình cãm lãng mạn hay đem một linh hồn về cho Chúa? Nếu bạn đã kết hôn với một người vô tín, làm thế nào hai bạn vun xới sự thân mật thuộc linh trong hôn nhân của bạn? Làm thế nào một cuộc hôn nhân tốt có thể được xây dựng và duy trì nếu không đồng ý về vấn đề quan trọng nhất trong vũ trụ đó là Chúa Giê Su Christ?


Trở lại trang chủ tiếng Việt Nam


Một Cơ Đốc nhân hẹn hò hay kết hôn với người ngoại có được không?

   
Điều gì được phép làm, điều gì không trong quan hệ tính dục của vợ chồng Cơ Đốc nhân?   Điều gì được phép làm, điều gì không trong quan hệ tính dục của vợ chồng Cơ Đốc nhân?


Câu hỏi: Điều gì được phép làm, điều gì không trong quan hệ tính dục của vợ chồng Cơ Đốc nhân?

Trả lời: Kinh Thánh nói rằng: "Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân, chốn khuê phòng chớ có ô uế, vì Ðức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình." (Hê-bơ-rơ 13:4). Thánh Kinh không bao giờ nói những gì người chồng và vợ được phép hay không được phép làm trong quan hệ tính dục. Chồng và vợ được hướng dẫn, "Ðừng từ chối nhau, trừ ra khi hai bên ưng thuận tạm thời, để chuyên việc cầu nguyện; rồi trở lại hiệp cùng nhau. (I Cô-rinh-tô 7:5a). Câu này có lẽ đưa ra nguyên tắc cho quan hệ tính dục trong hôn nhân. Bất cứ thực hiện điều gì, nó phải được hai bên thoả thuận. Không ai có thể khuyến khích hoặc bị ép buộc để làm điều gì họ không thoải mái hoặc nghĩ là sai. Nếu một người chồng và người vợ đều đồng ý với nhau muốn thử một cái gì đó (ví dụ như tính dục bằng miệng, khác nhau vị trí, đồ chơi tình dục.v.v…) Kinh Thánh không đưa ra bất kỳ lý do nào tại sao không được.

Dầu vậy có một vài điều không bao giờ được phép trong tính dục của vợ chồng. Cách thực hiện "trao đổi" hoặc "mang thêm" (cuộc chơi tay ba, tay tư.v.v…) là bằng chứng hiển nhiên của tội ngoại tình (Ga-la-ti 5:19; Ê-phê-sô 5:3; Cô-lô-se 3:5; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3). Ngoại tình là một tội ngay cả khi vợ hoặc chồng của bạn đồng ý, chấp thuận, hoặc thậm chí tham gia vào đó. Ảnh khiêu dâm hấp dẫn mang đến “Những ham muốn của xác thịt và ham muốn của mắt" (I Giăng 2:16) và do đó cũng bị Đức Chúa Trời lên án. Vợ chồng không bao giờ nên mang nội dung khiêu dâm vào mối quan hệ tính dục của mình. Ngoại trừ hai điều này, không có điều gì Kinh Thánh cấm đoán dứt khoát một người chồng và vợ được làm miễn là nó phải do sự đồng ý với nhau.


Trở lại trang chủ tiếng Việt Nam


Điều gì được phép làm, điều gì không trong quan hệ tính dục của vợ chồng Cơ Đốc nhân?

   
Có phải vợ bắt buộc thuận phục chồng?   Có phải vợ bắt buộc thuận phục chồng?


Câu hỏi: Có phải vợ bắt buộc thuận phục chồng?

Trả lời: Sự phục tùng là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến hôn nhân. Ngay cả trước khi tội lỗi bước vào thế gian, vẫn còn có nguyên tắc người đứng đầu chịu trách nhiệm (I Ti-mô-thê 2:13). A-Đam đã được tạo ra đầu tiên, và Ê-Va được tạo ra để làm “Người giúp đỡ "cho A-Đam (Sáng thế ký 2:18-20). Đồng thời vì không có tội lỗi, không có quyền cho con người phải tuân theo ngoại trừ quyền của Đức Chúa Trời. Khi A-Đam và Ê-Va không vâng lời Đức Chúa Trời, tội lỗi vào trong thế gian, khi đó quyền hạn là việc cần thiết. Vì vậy, Đức Chúa Trời thiết lập thẩm quyền cần thiết để thực thi luật lệ của đất và cũng để cung cấp cho chúng ta sự bảo vệ chúng ta cần có. Trước tiên, chúng ta cần phải thuận phục Đức Chúa Trời, đó là cách duy nhất chúng ta có thể thật sự vâng lời Ngài (Gia-cơ 1:21; 4:7). Trong I Cô-rinh-tô 11:2-3, chúng ta thấy rằng người chồng thuận phục Đấng Christ như Đấng Christ đã làm đối với Đức Chúa Cha. Tiếp theo câu Kinh Thánh đó nói vợ nên theo gương của chồng và thuận phục chồng mình.

Sự phục tùng là một phản ứng tự nhiên để yêu thương lãnh đạo. Khi người chồng yêu thương vợ như Đấng Christ yêu thương Hội thánh (Ê-phê-sô 5:25-33), tiếp theo sự phục tùng là một phản ứng tự nhiên từ một người vợ đối với chồng. Từ Hi Lạp dịch "Thuận phục", “hupotasso” là hình thức của động từ tiếp diễn. Điều này có nghĩa rằng sự thuận phục Đức Chúa Trời, Chính phủ, hoặc chồng không phải hành động chỉ có một lần. Thái độ liên tục đó trở thành một kiểu mẫu của hành vi xử thế. Sự thuận phục được nói trong Ê-phê-sô đoạn 5 không phải là khuất phục một chiều của tín đồ có tính ích kỷ độc đoán, sự thuận phục theo Kinh Thánh được vạch ra cho thấy giữa hai tín đồ đầy dẫy Đức Thánh Linh đầu phục lẫn nhau và với Đức Chúa Trời. Thuận phục là con đường hai chiều. Sự thuận phục là một vai trò danh dự và mang tính trọn vẹn. Khi người vợ được yêu như là Hội Thánh người vợ được Đấng Christ yêu thương, sự thuận phục không còn khó khăn. Ê-phê-sô 5:24 nói, "Ấy vậy, như Hội Thánh phục dưới Ðấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự." Câu Kinh Thánh này nói rằng người vợ thuận phục chồng trong tất cả mọi việc điều đó là đúng và phù hợp luật lệ. Vì vậy, người vợ không có nghĩa vụ bất tuân luật pháp hay Đức Chúa Trời trong sự thuận phục.

Matthew Henry đã viết: "Người phụ nữ đã được làm nên từ bên hông của A-Đam. Cô đã không được làm ra từ trên đầu ông nên không thể cai trị người ấy, người phụ nữ cũng không phải làm ra từ bàn chân của đàn ông để bị người nam chà đạp lên, nhưng từ bên hông của người đàn ông để được bình đẳng với anh ta, dưới cánh tay của anh ấy để được bảo vệ, và gần trái tim của anh ta để được yêu thương " Những người tín hữu thuận phục lẫn nhau bày tỏ ra sự tôn kính đối với Đấng Christ (Ê-phê-sô 5:21). Trong nội dung đó, tất cả mọi thứ ở Ê-phê-5:19-33 là một kết quả của việc được làm đầy với Thánh Linh. Các tín hữu đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ đầy dẫy tinh thần thờ phượng (5:19), tạ ơn Chúa (5:20), và phục tùng (5:21). Phao Lô sau đó theo dòng suy nghĩ của mình về cuộc sống đầy Thánh Linh và áp dụng nó cho những người chồng và vợ trong câu 22-33. Một người vợ nên thuận phục chồng mình, không phải vì phụ nữ thuộc cấp thấp hơn, nhưng vì đó là cách Đức Chúa Trời đã vạch ra các mối quan hệ hôn nhân để làm nhiệm vụ. Thuận phục không phải là người vợ làm thảm chùi chân cho chồng. Thay vào đó, với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh, một người vợ thuận phục chồng và chồng yêu thương hi sinh cho vợ.


Trở lại trang chủ tiếng Việt Nam


Có phải vợ bắt buộc thuận phục chồng?