Các câu hỏi về sự cứu rỗi
Câu hỏi: Kế hoạch cứu rỗi là gì?
Trả lời:
Bạn đã bao giờ đói chưa? Không phải là đói về mặt thể chất, và là đói về tinh thần. Bạn đã bao giờ cảm thấy dương như có nhưng điều sâu kín trong lòng mà chẳng điều gì có thể khỏa lấp được. Bạn luôn tìm kiếm những thứ mới để cảm thấy dễ chịu hơn, giống như một người đói tìm kiếm thức ăn. Chúa Giê-su chính là giải pháp duy nhất. Ngài nói: “Ta là bánh của sự sống. Người nào đến cùng Ta sẽ chẳng bao giờ đói, hể ai tin Ta sẽ chẳng bao giờ khát.” (Giăng 6:35)
Có phải bạn đang bối rối? Có phải là bạn chưa bao giờ tìm được được đường lối hay mục đích sống? Giống như là ai đó tắt hết điện, và bạn thì không tìm thấy công tắc. Nếu thế Chúa Giê Xu chính là con đường! Ngài công bố: “Ta là ánh sáng của thế gian. Người nào theo Ta sẽ không bao giờ đi trong tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống.” (Giăng 8:12)
Bạn đã bao giờ cảm thấy giống như là mình bị nhốt ngoài cánh cửa cuộc sống? Bạn đã cố gắng mở nhiều cánh cửa chỉ để tìm thấy sự trống rỗng, vô nghĩa đằng sau những cánh cửa ấy. Có phải bạn đang tìm lối đi đến một cuộc sống ý nghĩa tràn đầy? Nếu vậy Chúa Giê Xu chính là con đường ấy! Giê Xu loan báo: “Ta là cái cửa, bất cứ ai vào xuyên qua Ta sẽ được cứu rỗi. Người ấy sẽ vào và ra tìm thấy đồng cỏ.” (Giăng 10:9).
Có phải những người khác luôn làm bạn thất vọng? Những mối quan hệ của bạn hời hợt và trống rỗng? Hình như ai đó đang cố gắng lợi dụng bạn? Nếu vậy, Chúa Giê Xu chính là giải pháp! Ngài phán: “Ta là người chăn hiền lành, người chăn hiền lành phó sự sống vì bầy chiên…Ta là người chăn hiền lành, Ta quen chiên Ta và chiên Ta quen Ta.” (Giăng 10:11,14).
Bạn có bao giờ băn khoăn có cuộc sống sau khi chết đi hay không? Bạn có mệt mỏi vì phải sống vì những thứ phù phiếm? Có bao giờ bạn tự hỏi liệu cuộc sống có ý nghĩa gì không? Bạn có muốn tiếp tục sống sau khi chết đi không? Nếu vậy, thì Giê-Su chính là cứu cánh. Chúa Giê Xu tuyên phán: “Ta là sự sống lại và sự sống. Người nào Tin Ta sẽ sống mặc dầu đã chết. Còn bất cứ ai sống mà tin Ta sẽ không bao giờ chết” (Giăng 11:25-26).
Đường lối là gì? Chân lý là gì? Sự sống là gì? Chúa Giê Xu đã trả lời: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6).
Cái đói mà bạn cảm thấy là cái đói về tinh thần, và chỉ có thể được lấp đầy bởi chúa Giê-su. Giê-Su là người duy nhất có thể cất đi cái bóng tối. ChúaGiê Xu là cái cửa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện. Chúa Giê Xu là người bạn và người chăn mà bạn tìm kiếm. Chúa Giê Xu là sự sống trong thế giới này và thế giới sau khi ta chết đi. Chúa Giê Xu là con đường cứu rỗi.
Lý do bạn thấy đói, lý do bạn cảm thấy lạc lối trong bóng tối, lý do bạn không tìm được ý nghĩa trong cuộc sống là bởi vì bạn xa cách Đức Chúa Trời. Kinh thánh nói tất cả chúng ta đều tội lỗi, và bị chia cắt khỏi Chúa (Truyền đạo 7:20; Rô Ma 3;23). Khoảng trống trong tâm hồn mà bạn cảm thấy chính là sự thiếu vắng Chúa. Chúng ta được tạo ra để có mối liên giao với Chúa. Bởi tội lỗi mà ta bị chia cắt với Chúa. Tệ hơn nữa, tội lỗi sẽ phân rẽ chúng ta khỏi Đức Chúa Trời mãi mãi, trong cuộc sống này và cõi đời sau. (Rô Ma 6:23; Giăng 3:36)
Làm thế nào giải quyết vấn đề này? Chúa Giê Xu là lời giải đáp! Chúa Giê Xu lấy tội của chúng ta chất lên Ngài. (II Cô-rinh-tô 5:21) Chúa Giê Xu đã chết thay ta, gánh lấy hình phạt ta đáng phải chịu (Rô Ma 5:8). Ba ngày sau, Chúa đã sống lại từ cõi chết, chứng minh sự chiến thắng của Ngài trên tội lỗi và cái chết.(Rô Ma 6:4-5). Tại sao Ngài làm vậy? Chính Chúa đã tự trả lời: “Chẳng có tình yêu nào lớn hơn là tình yêu vì bạn hữu mà xả thân.” (Giăng 15:13) Chúa Giê Xu đã chết để chúng ta được sống. Nếu chúng ta đặt đức tin mình vào Chúa Giê Xu, tin rằng vì sự chết của Ngài đã trả thay tội cho chúng ta, tất cả tội của chúng ta được tha thứ và rửa sạch. Rồi chúng ta sẽ thấy tâm linh đói khát của mình được lấp đầy. Ánh sáng sẽ soi chiếu. Chúng ta sẽ có một cuộc sống tràn đầy. Chúng ta sẽ được biết một người bạn tốt và người chăn nhân lành. Chúng ta sẽ biết có sự sống sau khi chúng ta chết đi- Một đời sống phục sinh vĩnh hằng trên với Chúa Giê Xu.
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16).
Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.
Câu hỏi: Có phải sự cứu rỗi chỉ nhờ Đức tin hay nhờ đức tin cộng với việc làm?
Trả lời:
Có lẽ đây là câu hỏi quan trọng nhất trong thần học Cơ Đốc giáo. Câu hỏi này là nguyên nhân gây ra một cuộc cải chánh giáo hội – Sự tách rời giữa giáo hội Tin lành và giáo hội Thiên Chúa. Câu hỏi này là điểm then chốt đánh dấu sự khác nhau giữa tín đồ cơ đốc giáo và các tín đồ gần giống cơ đốc giáo. Có phải sự cứu rỗi chỉ nhờ đức tin hay sự cứu rỗi nhờ đức tin cộng với việc làm. Có phải ta được cứu chỉ nhờ tin vào Chúa Giê Xu hay phải làm một vài việc nhất định nào đó?
Một số đoạn Kinh Thánh chưa nhất quán gây nên nhiều tranh luận cho câu hỏi sự cứu rỗi chỉ nhờ đức tin hay nhờ đức tin cộng với việc làm. So sánh Rô ma 3:28, 5:1 và Ga-la-ti 3:24 với Gia Cơ 2:24. Một số người thấy sự khác biệt giữa Phao Lô (Chỉ nhờ đức tin mà được cứu) và Gia Cơ (Được cứu bởi đức tin cộng với việc làm). Vấn đề này được giải quyết khi ta đi sâu nghiên cứu những điều Gia Cơ nói. Gia cơ bác bỏ ý kiến cho rằng một người có đức tin mà lại không việc tốt (Gia cơ 2:17-18). Ở đây Gia cơ muốn nhấn mạnh rằng đức tin sẽ thay đổi con người và người có đức tin sẽ làm việc tốt (Gia cơ 2:20-26). Gia cơ không phải có ý nói rằng cứu rỗi là nhờ vào đức tin cộng với việc làm, mà ý là nếu người đó có đức tin thì khắc sẽ làm nhiều việc tốt. Nếu một người xưng mình là tín hữu nhưng không có những việc làm tốt thì người ấy hình như không có đức tin thật vào Đấng Christ. (Gia cơ 2:14,17, 20,26).
Phao Lô cũng nói như thế trong những thư tín của ông. Bông trái tốt phải hiện hữu trong đời sống của cơ đốc nhân (Ga-la-ti 5:22-23). Ngay sau khi nói với chúng ta về sự cứu rỗi nhờ đức tin, không phải bởi việc làm (E-phê-sô 2:8-9), Phao Lô cho biết chúng ta được tạo nên để làm việc tốt lành (Ê-phê-sô 2:10). Phao Lô cũng như Gia Cơ kỳ vọng một sự thay đổi lớn trong đời sống của cơ đốc nhân sau khi có đức tin: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (II Cô-rinh-tô 5:17). Phao Lô và Gia cơ không có sự bất đồng nào trong những giảng dạy của họ về sự cứu rỗi. Chỉ là họ tiến nhìn một chủ đề từ những góc nhìn khác nhau. Phao Lô đơn giản nhấn mạnh vào đức tin trong khi Gia Cơ đặt sự nhấn mạnh vào thực tế đức tin trong Christ sinh ra những việc tốt lành.
Câu hỏi: Kinh Thánh có bảo đãm về sự sống đời đời?
Trả lời:
Khi con người tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình họ được mang vao trong mối giao thông với Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Trời bảo đãm sự an ninh đời đời cho họ. Giu Đe câu 24 có chép: “Vả, nguyền Ðấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm và khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được” Quyền năng của Đức Chúa Trời có thể giữ cho con cái Chúa khỏi sa ngã. Ngài nâng đỡ chúng ta trước sự hiện diện vinh hiển của Ngài. Sự an ninh đời đời của chúng ta là kết quả của việc Đức Chúa Trời gìn giữ chúng ta. Không phải do chúng ta cố gắng nắm giữ sự cứu rỗi của chính mình.
Đức Chúa Giê Xu Christ đã công bố: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Ðấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha.” (Giăng 10:28-29b) Cả hai Đức Chúa Cha và Đức Chúa Giê Xu đều nắm chặc chúng ta hoàn toàn trong tay Ngài. Ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự nắm chặc của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.
Ê-phê-sô 4:30 nói với chúng ta con cái Chúa là những người “được đóng ấn cho đến ngày Cứu chuộc.” Nếu con cái Chúa không có sự an ninh đời đời thì dấu ấn không thật sự dành cho đến ngày Cứu chuộc, nhưng chỉ dành cho ngày tội lỗi, bội đạo hay vô tín. Giăng 3:15-16 nói với chúng ta bất cứ ai tin Chúa Giê Xu Christ đều được “Sự sống đời đời”. Nếu một người được hứa cho sự sống đời đời nhưng sau đó bị lấy mất. Trước hết nó sẽ không còn “Sự sống đời đời”. Nếu sự an ninh đời đời không có thật thì lời hứa về sự sống đời đời trong Kinh Thánh là một sự sai lầm.
Luận cứ mạnh mẽ nhất về sự an ninh đời đời là Rô Ma 8:38-39 “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Ðức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” Sự an ninh đời đời đặt nền tảng trên tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho những người Ngài đã cứu chuộc tội. Sự an ninh đời đời được trả giá bởi huyết của Chúa Giê Xu Christ, lời hứa của Đức Chúa Cha và được đóng ấn bởi Đức Thánh Linh.
Câu hỏi: Một lần được cứu luôn luôn được cứu?
Trả lời:
Khi một người được cứu rỗi, thì sự cứu rỗi ấy là mãi mãi? Khi một người đặt đức tin vào Chúa Giê-xu là cứu chúa của mình thì mối quan hệ của người ấy với Chúa đã được nối lại, và đảm bảo được Chúa cứu rỗi mãi mãi. Có khá nhiều đoạn kinh thánh nói về điều này:
Rô Ma 8:30 đã công bố “ Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” Câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết kể từ lúc Đức Chúa Trời chọn lựa chúng thì ta đã được đặt vào sự hiện diện vinh hiển của Ngài trong Thiên đàng. Chẳng có gì ngăn cản tín hữu ngày được vinh hiển bởi vì Chúa đã định sẵn trên Thiên đàng. Một người khi đã được Chúa cứu rỗi thì sự cứu rỗi ấy là mãi mãi, người ấy có thể yên tâm như là đã nhận vinh hiển trong Thiên đàng. Trong một đoạn khác, Phao Lô đưa ra hai câu hỏi quan trọng (Rô Ma 8:33-34): “Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Ðức Chúa Trời? Ðức Chúa Trời là Ðấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Ðức Chúa Jêsus Christ là Ðấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Ðức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta.” Ai dám đứng ra chống lại chọn lựa của Chúa? Không một ai dám làm điều ấy bởi vì Đấng Christ là trạng sư của chúng ta. Ai dám lên án ta? Không một ai hết vì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta, và Ngài cũng là Người duy nhất có quyền xét đoán. Vậy là ta có cả trạng sư và Đấng xét đoán đều là Cứu Chúa của mình.
Tín đồ Cơ đốc giáo được sinh lại (tái sinh) khi họ tin (Giăng 3:3, Tít 3:5) Để một Cơ Đốc nhân mất sự cứu rỗi thì người ấy phải là người chưa được tái sinh. Kinh Thánh không hề có đoạn nào nói rằng sự tái sinh ấy có thể mất đi. Đức Thánh Linh cư trú trong tất cả những người tin nhận Chúa (Giăng 14:17; Rô Ma 8:9) và báp têm tất cả con cái Chúa trong thân Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 12:13) Đối với một tín hữu mất đi sự cứu rỗi thì người ấy phải mất đi Thánh Linh cư trú và bị tách rời khỏi thân Đấng Christ.
Giăng 3:15 nói rằng bất cứ ai tin vào Chúa Giê Xu Christ sẽ được sự sống đời đời. Giả sử nếu ta tin Chúa hôm nay, và vì vậy Chúa ban cho ta sự sống đời đời, nhưng rồi ngày mai mất đi sự sống ấy- vậy thì đó đâu phải là sự sống đời đời. Vì thế nếu ta mất sự cứu rỗi thì lời hứa về sự sống đời đời trong Kinh Thánh là không đúng sự thật. Rút cục thì kinh thánh cho ta câu trả lời chính xác nhất: “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Ðức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” (Rô Ma 8:38,39) Nên nhớ rằng Đức Chúa Trời đã cứu bạn cùng một cách như thế cũng như Đức Chúa Trời gìn giữ bạn như vậy. Một lần chúng ta được cứu luôn luôn chúng ta được cứu. Sự cứu rỗi của chúng ta là bằng chứng bảo đãm rõ ràng nhất về sự sống đời đời.
Câu hỏi: Làm thế nào tôi được bảo đảm về sự cứu rỗi của mình?
Trả lời:
Làm sao để biết chắc chắn là ta được cứu rỗi? I Giăng 5:11-13: "Chứng ấy tức là Ðức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài. Ai có Ðức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Ðức Chúa Trời thì không có sự sống. Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Ðức Chúa Trời.” “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.”(Giăng 1:12). Nếu ta tin Chúa Giê Su, thì ta có sự sống, không phải tạm thời mà là đời sống vĩnh hằng.
Thiên Chúa muốn chúng ta có sự bảo đảm về sự cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta không thể sống cuộc sống Cơ Đốc giáo mà lòng luôn tự hỏi và lo lắng mỗi ngày không biết chúng ta có thực sự được cứu hay không. Đó là lý do tại sao Thánh Kinh làm cho kế hoạch cứu rỗi rất rõ ràng. Tin vào Chúa Giê Su Christ thì bạn sẽ được cứu (Giăng 3:16; Công vụ 16:31). Bạn có tin rằng Chúa Giê Su là Cứu Chúa, nhờ Ngài chết thay thế hình phạt cho tội lỗi của mình? (Rô ma 5:8; II Cô-rinh-tô 5:21) Bạn có tin Ngài là Đấng duy nhất ban cho sự cứu rỗi? Nếu bạn trả lời là có, bạn được cứu! Bảo đảm có nghĩa là "Đặt tất cả nghi ngờ ra ngoài" Bằng cách để Lời Chúa vào lòng, bạn có thể "đặt tất cả nghi ngờ ra ngoài" thực tế và sự thật bạn được sự cứu rỗi đời đời.
Chính Chúa Giê Su khẳng định điều này liên quan đến những người đã tin vào Ngài: "Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Ðấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha."(Giăng 10:28-29). Sự sống đời đời duy nhất là mãi mãi. Không một ai kể cả chính bạn có thể lấy mất món quà cứu rỗi của Thiên Chúa đã ban cho bạn.
”Tôi đã giấu Lời Chúa trong lòng tôi để tôi không phạm tội cùng Chúa (Thi Thiên 119:11), và điều này bao gồm tội lỗi của nghi ngờ. Hãy nhận sự vui mừng trong những gì lời Thiên Chúa nói cho bạn, thay vì nghi ngờ chúng ta có thể sống với sự tin cậy! Chúng ta có sự bảo đảm từ chính lời của Đấng Christ là sự cứu rỗi của chúng ta sẽ không cần phải hỏi. Sự bảo đảm của chúng ta là dựa trên tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta qua Chúa Giê Su Christ.
Câu hỏi: Làm thế nào người ta được cứu trước khi Chúa Giê Su chết cho tội lỗi của chúng ta?
Trả lời:
Kể từ khi tội lỗi bước vào thế gian thì cái giá để được cứu rỗi là cái chết của Chúa Giê-xu. Trước và sau cái chết trên cây thập tự, chẳng có ai được cứu hết nếu không có sự kiện ấy trong lịch sử. Cái chết của Giê-Su đã trả cái giá cho những tội lỗi trong quá khứ của các tín hữu sống thời Cựu Ước và tội lỗi tương lai của các tín hữu sống sau thời Tân Ước.
Điều kiện để nhận được sự cứu rỗi ấy là phải có đức tin. Chủ thể của đức tin phải là Chúa. Soạn giả thi thiên đã viết, "Những người nương náu mình nơi Ngài có phước thay" (Thi Thiên 2:12). Sáng thế ký 15:6 chép Áp-ra-ham tin vào Chúa, điều đó đã đủ cho Thiên Chúa tín nhiệm cho ông sự công bình (xem thêm Rô ma 4:3-8). Hệ thống tế lễ trong thời Cựu Ước đã không thể cất đi tội lỗi, như Hê-bơ-rơ 10:1-10 đã dạy. Tuy nhiên, nó hướng đến ngày Con Thiên Chúa sẽ đổ huyết ra vì tội lỗi loài người.
Cái thay đổi theo thời gian là nội dung của các đức tin. Nội dung của đức tin phụ thuộc vào những gì Chúa mở ra cho ta tính đến thời điểm ấy- được gọi là khải thị tiếp diễn. A-Đam tin lời hứa của Thiên Chúa đã ban trong Sáng-thế-ký 3:15 rằng con cháu của người nữ sẽ chiến thắng Sa-tan. A-Đam tin Ngài, điều đó được thể hiện qua tên nàng Ê-va (câu 20) và Chúa vẫn chấp nhận hai con người ấy ngay lập tức bằng cách khoác lên họ những áo da thú (câu 21). Vào thời điểm ấy, đó là tất cả những gì A-Đam biết, nhưng A-Đam đã tin điều đó.
Ap-ra-ham tin Chúa dựa vào những lời hứa và những khải thị mới của Thiên Chúa mặc khải cho ông trong Sáng-thế-ký đoạn 12 và đoạn 15. Trước Môi-se, không có bản Kinh Thánh nào được viết, nhưng con người chịu trách nhiệm về những gì Thiên Chúa đã khải thị. Trong suốt Cựu Ước, những tín hữu đến với sự cứu rỗi bởi vì họ tin rằng một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ giúp họ giải quyết tội lỗi của họ. Đến hôm nay, chúng ta nhìn lại và tin rằng Ngài đã chuộc hết tội lỗi của chúng ta trên thập tự (Giăng 3:16; Hê-bơ-rơ 9:28).
Vậy còn các tín hữu sống cùng thời Đấng Christ, trước khi lên thập tự và phục sinh? Họ đặt đức tin vào cái gì, vào ai? Họ có hiểu được đầy đủ ý nghĩa của cái chết trên cây thập tự của Đấng Christ? Thời gian cuối trong sứ mạng của Ngài, "Chúa Giê Su đã bắt đầu giải thích cho các môn đệ rằng Ngài phải đến Jerusalem và phải chịu nhiều điều khốn khổ dưới tay các trưởng lão, thầy tế lễ và các thầy dạy luật, và rằng Ngài phải chết và ngày thứ ba Ngài được sống lại."(Ma-thi-ơ 16:21-22). Phản ứng của các môn đồ Ngài đối với sứ điệp này là gì? "Sau đó, Phi-e-rơ đưa Ngài sang một bên và bắt đầu trách Ngài. 'Không bao giờ, Chúa!' Người nói: 'Điều này sẽ không bao giờ xảy ra với Ngài' "Phi-e-rơ và các môn đệ khác không hiểu hết sự thật nhưng họ vẫn được cứu bởi đức tin của họ với Chúa rằng Ngài sẽ chuộc tội cho họ. Họ không biết chính xác Ngài sẽ thực hiện điều đó như thế nào, họ cũng chẳng biết hơn gì nhiều so với A-Đam, Ap-ra-ham, Môi-se, hoặc Đa-vit, nhưng họ tin vào Chúa.
Ngày nay, chúng ta có nhiều khải thị hơn những người sống trước khi Đấng Christ phục sinh; chúng ta có một bức tranh trọn vẹn. "Trong quá khứ Thiên Chúa nói với ông cha chúng ta qua các tiên tri nhiều lần và nhiều cách khác nhau, nhưng trong những ngày cuối cùng này, Ngài đã nói chuyện với chúng ta bởi con của Ngài, là con mà Ngài chọn lựa làm người thừa kế của tất cả mọi thứ, và thông qua người mà Ngài đã làm nên vũ trụ" (Hê-bơ-rơ 1:1-2). Sự cứu rỗi của chúng ta là dựa trên cái chết của Đấng Christ, đức tin là điều kiện để nhận được cứu rỗi, và chủ thể của đức tin vẫn là Thiên Chúa. Ngày nay, đối với chúng ta, đức tin chúng ta là Chúa Giê Su Christ đã chết để chuộc tội cho ta, Ngài đã được chôn, rồi phục sinh sau ba ngày (I Cô-rinh-tô 15:3-4).
Câu hỏi: Điều gì xảy ra cho những người không bao giờ có cơ hội nghe về Chúa Giê Su?
Trả lời:
Mọi người có trách nhiệm với Thiên Chúa dù họ có "Nghe nói về Ngài" hay không. Kinh Thánh đã khải thị Ngài rất rõ qua tự nhiên (Rôma 1:20) và qua tấm chân tình của con người (Truyền đạo 3:11). Vấn đề là bản chất nhân loại là tội lỗi; chúng ta bác bỏ những điều ta biết về Thiên Chúa và chống lại Ngài (Rôma 1:21-23). Nếu không nhờ ân điển của Thiên Chúa, chúng ta sẽ dấn thân vào những ham muốn tội lỗi, và trải nghiệm cuộc sống vô ích và đau khổ khi chia cắt khỏi Đức Chúa Trời. Ngài làm điều này với những người liên tục chối bỏ Ngài (Rôma 1:24-32).
Trên thực tế không phải là một số người không nghe nói gì về Chúa. Vấn đề là họ chối bỏ những gì họ nghe và những gì họ thấy trong tự nhiên. Phục truyền luật lệ ký 4:29 tuyên bố: "Ở đó ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới gặp." Câu Kinh Thánh này dạy một nguyên tắc quan trọng-tất cả những người thực sự tìm Thiên Chúa sẽ thấy Ngài. Nếu một người thực sự mong muốn biết Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ khải thị cho người ấy.
Vấn đề là "Không có một người nào tìm hiểu, không có ai tìm kiếm Thiên Chúa" (Rô ma 3:11). Con người chối bỏ những kiến thức về Thiên Chúa hiện diện trong thiên nhiên và trong trái tim mình, và thay vào đó quyết định tôn thờ một “vị thần” do họ tạo ra. Thật là vớ vẩn để tranh luận về sự thiếu công bằng của Thiên Chúa khi đưa ai đó đến địa ngục bởi người ấy không bao giờ có cơ hội để nghe phúc âm của Đấng Christ. Con người có trách nhiệm với Đức Chúa Trời về những gì Thiên Chúa khải thị cho họ. Kinh Thánh nói con người chối bỏ những hiểu biết này, cho nên Thiên Chúa phải đoán phạt họ trong hoả ngục.
Thay vì tranh luận về số phận của những người chưa bao giờ nghe, chúng ta, những Cơ Đốc nhân nên làm hết sức mình để cho họ được nghe về Chúa. Chúng ta có trách nhiệm truyền bá phúc âm trong cả thế gian (Ma-thi-ơ 28:19-20; Công vụ 1:8). Chúng ta biết những người chối bỏ Thiên Chúa khải thị trong tự nhiên, vì cớ đó thúc đẩy chúng ta phải công bố Tin Lành về sự cứu rỗi qua Chúa Giê Su Christ. Chỉ bằng cách chấp nhận ân sủng của Thiên Chúa qua Chúa Giê Su Christ mọi người có thể được cứu khỏi tội lỗi của họ và giải cứu khỏi sự xa cách Thiên Chúa mãi mãi.
Nếu ta cho rằng những người không bao giờ nghe phúc âm thì tự khắc được ban ân điển từ Thiên Chúa thì ta đã nhầm. Nếu những người không bao giờ nghe phúc âm được cứu, thì chẳng phải là ta cần phải nỗ lực để chẳng ai nghe được phúc âm này. Điều tồi tệ nhất ta có thể làm chính là chia sẻ phúc âm với một người mà người ấy lại chối bỏ. Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ bị phán xét. Những người không nghe phúc âm sẽ bị phán xét hoặc là chẳng có lí do gì để ta rao giảng Tin Lành. Tại sao lại chọn cách nguy hiểm là chia sẻ phúc âm trong khi nếu không nghe phúc âm thì họ lại được cứu?
Câu hỏi: Làm thế nào để quyền tối cao của Thiên Chúa và ý chí tự do trong con người làm việc cùng nhau trong sự cứu rỗi?
Trả lời:
Thật khó để chúng ta hiểu hết được mối sự hòa hợp giữa quyền tối cao của Thiên Chúa và ý chí tự do của con người. Chỉ có Thiên Chúa mới thật sự biết cách thế nào mà hai ý chí ấy hòa hợp với nhau trong kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Với vấn đề này thì điều cốt yếu là ta thừa nhận sự bất lực của mình trong việc hiểu thấu bản chất của Thiên Chúa và mối quan hệ của ta với Ngài. Đi quá xa sẽ dẫn đến sự lệch lạc về những gì ta biết về kế hoạch cứu rỗi của Chúa.
Kinh Thánh nói rõ Thiên Chúa định đoạt ai sẽ được cứu (Rô ma 8:29; I Phi-e-rơ 1:2). Ê-phê-sô 1:4 nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã chọn chúng ta “trước khi sáng thế". Kinh Thánh nhiều lần mô tả những tín hữu như là "những người đã được chọn" (Rô ma 8:33; 11:5; Ê-phê-sô 1:11; Cô-lô-se 3:12; I Tê-sa-lô-ni-ca 1:4; I Phi-e-rơ 1:2; 2:9) và "người được chọn" (Ma-thi-ơ 24:22, 31; Mác 13:20, 27; Rô ma 11:7; I Ti-mô-thê 5:21; II Ti-mô-thê 2: 10; Tit 1:1; I Phi-e-rơ 1:1). Thực tế là những tín hữu được tiền định (Rô ma 8:29-30; Ê-phê-sô 1:5, 11), và được chọn sẵn (Rô ma 9:11; 11:28; II Phi-e-rơ 1:10), để được cứu rỗi.
Kinh Thánh cũng nói rằng chúng ta có trách nhiệm về việc tin nhận Đấng Christ là Cứu Chúa - tất cả chúng ta phải làm là tin vào Chúa Giê Su Christ và chúng ta sẽ được cứu (Giăng 3:16; Rô ma 10:9-10). Thiên Chúa biết ai sẽ được cứu, Thiên Chúa chọn những người sẽ được cứu, và chúng ta phải chọn Đấng Christ để được cứu. Làm thế nào ba điều này hòa hợp với nhau là điều không thể hiểu được đối với một bộ óc còn hạn chế của ta(Rô ma 11:33-36). Trách nhiệm của chúng ta là mang Phúc âm đến cho toàn thế giới (Ma-thi-ơ 28:18-20; Công vụ 1:8). Chúng ta nên để sự tiên đoán, sự chọn lựa, và tiền định dâng lên cho Thiên Chúa và chỉ đơn giản đi chia sẻ Phúc âm.
Câu hỏi: Chết đền tội là gì?
Trả lời:
Chết đền tội ngụ ý là Chúa Giê Su Christ chết thay cho những tội nhân. Kinh Thánh dạy rằng tất cả mọi người là tội nhân (Rô ma 3:9-18, 23). Hình phạt cho tội lỗi của chúng ta là cái chết. Rô ma 6:23 "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng quà tặng của Thiên Chúa là sự sống đời đời trong Chúa Giê Su Christ Chúa chúng ta".
Câu Kinh Thánh đó dạy cho chúng ta vài điều. Nếu không có Đấng Christ, chúng ta sẽ chết và ở đời đời trong hoả ngục như giá phải trả cho những tội lỗi của chúng ta. Cái chết trong Kinh Thánh dùng để chỉ sự “phân cách " với Chúa. Tất cả mọi người sẽ chết, nhưng chỉ một số sẽ sống trong thiên đường với Chúa đời đời, trong khi những người khác sẽ sống một cuộc sống trong hoả ngục đời đời. Cái chết ở đây ám chỉ cuộc sống trong hoả ngục. Tuy nhiên, điều thứ hai câu Kinh Thánh này dạy chúng ta rằng cuộc sống đời đời có thể có được nhờ Chúa Giê Su Christ. Đây là cái chết đền tội thay của Ngài.
Chúa Giê Su Christ đã chết thay trong chỗ của chúng ta khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự. Chúng ta là người đáng bị đặt trên thập tự chịu chết vì chúng ta là những người sống cuộc sống đầy tội lỗi. Nhưng Đấng Christ đã nhận lấy hình phạt đáng ra là của chúng ta-Chính Ngài thay thế cho chúng ta về những gì chúng ta đáng phải chịu. "Ðức Chúa Trời đã làm cho Ðấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Ðấng đó mà được trở nên sự công bình của Ðức Chúa Trời.” (II Cô-rinh-tô 5:21).
"Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh." (I Phi-e-rơ 2:23b). Ở đây một lần nữa chúng ta thấy rằng Đấng Christ đã mang lấy tội lỗi chúng ta phạm vào chính thân Ngài để trả giá cho chúng ta. Một vài câu Kinh Thánh sau này chúng ta đọc, "Vả, Ðấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Ðấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Ðức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống." (I Phi-e-rơ 3:18). Không chỉ những câu Kinh Thánh dạy cho chúng ta về việc Ngài cất đi tội lỗi của ta, nhưng câu này cũng dạy rằng Ngài đã đền tội thay, có nghĩa là Ngài làm đã trả cái giá của những tội lỗi ta phạm phải.
Một đoạn Kinh Thánh thêm nói về sự chết đền tội thay là Ê-sai 53:5. Câu Kinh Thánh này nói về Đấng Christ đến chịu chết trên thập tự giá cho tội lỗi của chúng ta. Lời tiên tri rất chi tiết, và sự đóng đinh xảy ra đúng với điều đã báo trước. "Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh." Chú ý sự thay thế. Ở đây một lần nữa chúng ta thấy rằng Đấng Christ đã trả giá cho chúng ta!
Chúng ta chỉ có thể trả giá về tội lỗi của chính mình bằng cách nhận lấy hình phạt và ở trong hoả ngục đời đời. Nhưng con Đức Chúa Trời, Giê Su Christ, đã đến thế gian trả giá tội lỗi của chúng ta. Bởi vì Ngài đã làm điều này cho chúng ta, hiện nay chúng ta có cơ hội không chỉ có tội lỗi chúng ta tha thứ, nhưng được sống đời đời với Ngài. Để làm điều này, chúng ta phải đặt đức tin của chúng ta trong những gì Đấng Christ đã làm trên thập tự. Chúng ta không thể tự cứu chính mình, chúng ta cần có Cứu Chúa. Cái chết của Chúa Giê Su Christ là để đền tội thay.
Câu hỏi: Có phải sự cứu rỗi đời đời là "giấy thông hành" cho tội lỗi?
Trả lời:
Phản biện thường gặp nhất với sự bảo đảm cứu rỗi một lần là mãi mãi là nó làm cho người ta nghĩ rằng người ta có thể sống theo ý của mình mà vẫn được cứu rỗi. Mặc dù nghe qua thì lập luận này có vẻ đúng, nhưng trên thực tế, điều đó không thể xảy ra được. Một người đã được cứu rỗi bởi Chúa và tin vào Chúa thì sẽ không sống một cuộc sống đầy tội lỗi nối tiếp nhau một cách cố ý. Ở đây ta cần lưu ý sự khác biệt giữa lối sống của một cơ đốc nhân nên theo với việc một người cần phải làm gì để được cứu rỗi.
Kinh Thánh nói rất rõ ràng sự cứu rỗi là ân sủng, chỉ có được nhờ đức tin trong Chúa Giê Su Christ (Giăng 3:16; Ê-phê-sô 2:8-9; Giăng 14:6). Thời điểm một người thật sự tin vào Chúa Giê Su Christ, người ấy được cứu và an toàn trong sự cứu rỗi đó. Sự cứu rỗi không phải là có được nhờ đức tin, rồi đó được duy trì bởi các việc thiện. Sứ đồ Phao Lô nói đến vấn đề này trong Ga-la-ti 3:3: "Bạn có phải ngu dại không? Sau khi bắt đầu nhờ Thánh Linh, bây giờ bạn cố gắng để đạt được mục tiêu bằng những nỗ lực của con người sao?". Nếu chúng ta được cứu bởi đức tin, sự cứu rỗi của chúng ta cũng được duy trì và bảo đảm bằng đức tin. Chúng ta không thể tự tìm kiếm sự cứu rỗi. Vì vậy, chúng ta không có thể tự bảo trì sự cứu rỗi ấy. Thiên Chúa là chính là Đấng nuôi dưỡng sự cứu rỗi của chúng ta (Giu Đe 24). Bàn tay của Thiên Chúa nắm giữ chúng ta vững chắc trong lòng tay của Ngài (Giăng 10:28-29). Không có gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa (Rô ma 8:38-39).
Về bản chất, bất kỳ sự chối bỏ nào với sự cứu rỗi đời đời thì chính là ta tin phải bảo trì sự cứu rỗi ấy bằng chính nỗ lực của mình. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì chép trong kinh thánh về sự cứu rỗi là nhờ ân điển của Chúa. Chúng ta được cứu vì những công lao của Đấng Christ, không phải tự chúng ta (Rô ma 4:3-8). Tuyên bố rằng chúng ta phải vâng phục Lời Chúa hoặc sống một cuộc sống tin kính để bảo dưỡng sự cứu rỗi là nói rằng cái chết của Chúa Giê Su không đủ để chuộc tội cho chúng ta. Cái chết của Chúa Giêsu là hoàn toàn đủ để trả cho tất cả các tội lỗi của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai, trước sự cứu rỗi và sau sự cứu rỗi (Rô ma 5:8; I Cô-rinh-tô 15:3; II Cô-rinh-tô 5:21).
Nói như vậy có phải là cơ đốc nhân có thể sống theo ý thích của mình và vẫn được cứu hay không? Câu hỏi này thực chất chỉ là câu hỏi giả định, bởi kinh thánh nêu rõ rằng một cơ đốc nhân thực sự sẽ không sống theo ý của mình." Tín hữu là người được dựng nên mới (II Cô-rinh-tô 5:17). Tín hữu biểu hiện bằng những trái của Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-23), không hành động theo tánh xác thịt (Ga-la-ti 5:19-21). I Giăng 3:6-9 trình bày rõ một tín hữu thật sự sẽ không sống trong tội lỗi liên tục. Đáp lại những lời buộc tội ân điển làm gia tăng tội lỗi, sứ đồ Phao Lô tuyên bố: "Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? " (Rô ma 6:1-2).
Sự cứu rỗi đời đời không phải là tấm vé để ta có thể tiếp tục dấn thân vào cuộc sống tội lỗi mà không phải lo sợ nữa. Sự cứu rỗi là sự bảo đảm tình yêu bất biến của Chúa với những ai đặt đức tin ở Ngài. Nhận thức và hiểu đươc ân điển cứu rỗi của Chúa sẽ cho ta một lối nghĩ ngược hẳn với việc nghĩ về ân điển giống như một tấm vé để ta làm điều mình muốn. Có ai hiểu cái giá Chúa Giê Su Christ phải trả cho chúng ta rồi lại tiếp tục sống một cuộc sống của tội lỗi hay sao? (Rô ma 6:15-23) Có ai hiểu được tình yêu vô điều kiện và bảo đảm của Thiên Chúa dành cho những người có đức tin, lại lấy tình yêu đó ném trở lại vào mặt của Thiên Chúa sao? Một người như vậy không phải cho thấy anh ta có tấm vé để làm điều mình muốn, mà là cho thấy anh ta chưa bao giờ thực sự nhận được cứu rỗi cả. "Ai ở trong Ngài thì không phạm tội; còn ai phạm tội, thì chẳng từng thấy Ngài và chẳng từng biết Ngài." (I Giăng 3:6).