Những câu hỏi thường gặp nhất
Câu hỏi: Điều gì xảy ra sau khi chết?
Trả lời:
Chí tính nguyên trong cơ đốc giáo thì đã có rất nhiều ý kiến liên quan đến việc điều gì sẽ đến sau khi chết. Một số người cho rằng sau khi chết, người ta “nằm nghỉ” cho đến phán xét cuối cùng, sau đó sẽ được định đoạt đưa đến thiên đàng hay hỏa ngục. Vài người khác thì tin rằng ngay khi chết thì người ta nhận được phán xét ngay. Nhiều người khác thì cho rằng khi chêt đi, thì linh hồn của họ được chuyển đến một nơi trung gian tạm thời, chờ phán xét rồi được chuyến đến nơi cuối cùng là thiên đàng hay hỏa ngục. Vậy chính xác thì quan điểm của kinh thánh là thế nào?
Trước hết, đối với những ai tin vào chúa Giê-su, kinh thánh nói rằng linh hồn của họ sẽ được chuyển đến thiên đàng, bởi vì tội lỗi đã được tha thứ sau khi đặt đức tin ở Chúa Giê-su là cứu chúa (Giăng 3:16,18, 36). Đối với tín hữu, thì cái chết chỉ là “rời khỏi thân, và về nhà với Chúa” (II Cô-rinh-tô 5:6-8; Phi-líp 1:23). Tuy nhiên, vài đoạn như là I cô-rinh-tô 15:50-54 và I Tê-sa-lô-ni-ca có chép tín hữu hồi sinh và có được thân thể . Nếu tín hữu đến với Chúa ngay lập tức sau khi chết thì sự hồi sinh này nói lên điều gì? Dường như là trogn khi linh hồn đến với chúa thì thân thể vẫn nằm trong mộ. Khi hồi sinh, thì thân thể và linh hồn tái hợp. Thân thể linh hồn tái hợp này sẽ ở với tín hữu cho đến muôn đời ở “trời mới, đất mới” (Khải huyền 21-22).
Thứ hai, với người không tin, thì cái chết là hình phạt muôn đời. Tuy nhiên, tương tự với tín hữu, thì những người này cũng sẽ được chuyrn đến một nơi trung gian tạm thời, đợi phán xét. Lu-ca 16:22-23 có chép lại một đoạn về một người đàn ông giàu có bị hành hạ ngay sau khi chết. Khải huyền 20:11-15 có nói việc xác chết của những người không tin cũng được hồi sinh rồi sau đó chịu án ở tòa án trắng, rồi sau đó chuyển vào hồ lửa. Những người này không bị chuyển ngay lập tức vào hỏa ngục (hồ lửa) mà được chuyển đến một nơi trung gian tạm thời để nhận phán xét. Cho dù là thế thì số phận cuối cùng của họ cũng chẳng dễ dàng gì. Người đàn ông giàu có kia đã kêu to “Tôi đang chiu đau đớn trong hồ lửa” (Lu-ca 16:24).
Sau khi chết đi, một người sẽ ngụ tại một nơi trung gian, chờ phán xét. Số phận sẽ không thay đổi, cái thay đổi là địa điểm đến chính xác. Tín hữu sẽ được gửi đến trời mới, đất mới (Khải huyền 21:1). Người không tin được chuyển đến hồ lửa ( Khải huyền 20:11-15). Hai nơi này là địa điểm đến cuối cùng, hoàn toàn phụ thuộc vào đức tin ở Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 25:46, Giăng 3:36).
Câu hỏi: Kinh Thánh có bảo đảm về sự sống đời đời?
Trả lời:
Khi con người đặt đức tin ở Đấng Christ là Cứu Chúa của mình, họ có được mối giao thông với Đức Chúa Trời – mối giao thông này bảo đảm cuộc sống vĩnh hằng trên thiên đàng cho họ. Giu Đe câu 24 có chép: “Vả, nguyền Ðấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm và khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được”. Quyền năng của Đức Chúa Trời có thể giữ cho con cái Chúa khỏi sa ngã. Đó là hoàn toàn phụ thuộc vào Ngài, chứ không phải chúng ta để quyết định được đứng cùng chúa. Sự sống vĩnh hằng của ta có được là vì Chúa muốn giữ ta bên Ngài, chứ không phải vì ta kiếm được sự cứu rỗi.
Đức Chúa Giê Xu Christ đã công bố: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Ðấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha” (Giăng 10:28-29b). Ta nằm trong lòng bàn tay của Chúa Cha và Chúa con. Liệu ai có thể lấy ta từ tay của Chúa?
Ê-phê-sô 4:30 nói rõ tín hữu là những người “được đóng ấn cho đến ngày rửa tội (đến thiên đàng)” Nếu tín hữu không có sự sống đời đời thì dấu ấn không có giá trị đến ngày ấy, mà chỉ có hiệu lực đến ngày ta lại mắc lỗi, đến ngày ta nghi hoặc đức tin của mình. Giăng 3:15-16 nói với chúng ta bất cứ ai tin Chúa Giê Xu Christ đều được “Sự sống đời đời”. Nếu một người được hứa cho sự sống đời đời nhưng sau đó bị lấy mất thì đó không phải là “Sự sống đời đời”. Nếu sự sống đời đời không bảo đảm cũng có nghĩa là những lời hứa về đời sống vĩnh hằng chép trong kinh thánh đều là giả dối.
Luận cứ mạnh mẽ nhất về sự sống vĩnh hằng là Rô Ma 8:38-39 “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Ðức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” Sự sống đời đời đặt nền tảng trên tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho những người Ngài đã cứu chuộc tội. Điều này có được là bởi huyết của Chúa Giê Xu Christ, lời hứa của Đức Chúa Cha và được đóng ấn bởi Đức Thánh Linh.
Câu hỏi: Quan điểm về tự tử của Cơ Đốc nhân là gì? Kinh Thánh nói gì về tự tử?
Trả lời:
Kinh Thánh chép lại nhiều trường hợp cụ thể về những người tự tử, trong đó có Sau lơ (I Sa-mu-ên 31:4), A-hi-tô-phe (II Sa-mu-ên 17:23), Xim-ri (I Các vua 16:18), và Giu Đa (Ma-thi-ơ 27:5). Kinh Thánh xếp tự tử là giết người – Tội giết chính mình. Theo kinh thánh, Đức Chúa Trời là người duy nhất định đoạt một người nên chết thế nào, và khi nào.
Theo kinh thánh, tự tử không phải là cái quyết định liệu một người có đến thiên đàng hay không. Nếu một người không tin tự tử thì rõ ràng là đã tự đẩy mình đến hỏa ngục sớm hơn. Tuy nhiên, người đó đi đến hỏa ngục vì chối bỏ cứu rỗi từ Chúa, chứ không phải vì anh ta tự tử. Vậy kinh thánh nói gì về tín hữu tự tử? Kinh thánh nói rằng ngay lúc ta thực sự tin vào Chúa, thì chúng ta đã được bảo đảm về sự sống muôn đời (Giăng 3:16). Theo kinh thánh, tín hữu biết chắc tương lai về sự sống vĩnh hằng (I Giăng 5:13). Chẳng có gì có thể chia cắt tín hữu khỏi tình yêu của Chúa (Rô- ma 8:38-39). Nếu đúng vậy, thì thậm chí ngay cả tự tử cũng không thể chia cắt tín hữu khỏi Chúa. Giê-su đã chết để đền tội cho ta, thì nếu thực sự là một tín hữu, thì trong lúc yếu đuối mà tự tử thì tội lỗi ấy cũng đã được Chúa trả hết rồi.
Tín hữu tự tự là một minh chứng cho thấy con người có thể sẽ thất vọng, tuyệt vọng và kẻ thù của ta, Sa-tan là “kẻ giết người” ( Giăng 8:44). Tự tử là tội lỗi nghiêm trọng. Theo kinh thánh, tự tử cũng là giết người. Tín hữu được kêu gọi để sống cuộc sống của mình cho Chúa, vì vậy quyêt định chêt ở đâu, khi nào, ra sao đều là ở Chúa.
Câu hỏi: Một lần được cứu luôn luôn được cứu?
Trả lời:
Khi một người được cứu rỗi, thì sự cứu rỗi ấy là mãi mãi? Khi một người đặt đức tin vào Chúa Giê-xu là cứu chúa của mình thì mối quan hệ của người ấy với Chúa đã được nối lại, và đảm bảo được Chúa cứu rỗi mãi mãi. Có khá nhiều đoạn kinh thánh nói về điều này:
Rô Ma 8:30 đã công bố “ Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển.” Câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết kể từ lúc Đức Chúa Trời chọn lựa chúng thì ta đã được đặt vào sự hiện diện vinh hiển của Ngài trong Thiên đàng. Chẳng có gì ngăn cản tín hữu ngày được vinh hiển bởi vì Chúa đã định sẵn trên Thiên đàng. Một người khi đã được Chúa cứu rỗi thì sự cứu rỗi ấy là mãi mãi, người ấy có thể yên tâm như là đã nhận vinh hiển trong Thiên đàng. Trong một đoạn khác, Phao Lô đưa ra hai câu hỏi quan trọng (Rô Ma 8:33-34): “Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Ðức Chúa Trời? Ðức Chúa Trời là Ðấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Ðức Chúa Jêsus Christ là Ðấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Ðức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta.” Ai dám đứng ra chống lại chọn lựa của Chúa? Không một ai dám làm điều ấy bởi vì Đấng Christ là trạng sư của chúng ta. Ai dám lên án ta? Không một ai hết vì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta, và Ngài cũng là Người duy nhất có quyền xét đoán. Vậy là ta có cả trạng sư và Đấng xét đoán đều là Cứu Chúa của mình.
Tín đồ Cơ đốc giáo được sinh lại (tái sinh) khi họ tin (Giăng 3:3, Tít 3:5) Để một Cơ Đốc nhân mất sự cứu rỗi thì người ấy phải là người chưa được tái sinh. Kinh Thánh không hề có đoạn nào nói rằng sự tái sinh ấy có thể mất đi. Đức Thánh Linh cư trú trong tất cả những người tin nhận Chúa (Giăng 14:17; Rô Ma 8:9) và báp têm tất cả con cái Chúa trong thân Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 12:13) Đối với một tín hữu mất đi sự cứu rỗi thì người ấy phải mất đi Thánh Linh cư trú và bị tách rời khỏi thân Đấng Christ.
Giăng 3:15 nói rằng bất cứ ai tin vào Chúa Giê Xu Christ sẽ được sự sống đời đời. Giả sử nếu ta tin Chúa hôm nay, và vì vậy Chúa ban cho ta sự sống đời đời, nhưng rồi ngày mai mất đi sự sống ấy- vậy thì đó đâu phải là sự sống đời đời. Vì thế nếu ta mất sự cứu rỗi thì lời hứa về sự sống đời đời trong Kinh Thánh là không đúng sự thật. Rút cục thì kinh thánh cho ta câu trả lời chính xác nhất: “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Ðức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” (Rô Ma 8:38,39) Nên nhớ rằng Đức Chúa Trời đã cứu bạn cùng một cách như thế cũng như Đức Chúa Trời gìn giữ bạn như vậy. Một lần chúng ta được cứu luôn luôn chúng ta được cứu. Sự cứu rỗi của chúng ta là bằng chứng bảo đãm rõ ràng nhất về sự sống đời đời.
Câu hỏi: Điều quan trọng của phép Báp têm là gì?
Trả lời:
Theo lời Kinh Thánh, phép Báp têm của Cơ Đốc giáo là bằng chứng bên ngoài thể hiện những gì diễn ra bên trong đời sống của tín hữu. Phép báp têm của Cơ Đốc giáo bày tỏ sự xác nhận về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ trong đời sống người tín hữu. Kinh Thánh công bố: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Ðức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.” (Rô-ma 6:3-4) Trong phép Báp têm của Cơ Đốc giáo, hành động dìm mình xuống nước tượng trưng cho việc đồng chôn với Đấng Christ. Hành động ra khỏi nước tượng trưng cho sự hồi sinh với Đấng Christ.
Trong phép Báp têm của Cơ Đốc giáo có hai yêu cầu cho người trước khi chịu Báp têm: (1) Người chịu phép Báp têm phải tin Chúa Giê Xu là Cứu Chúa của mình. (2) Phải hiểu rỏ ý nghĩa của lễ Báp têm. Nếu một người tin Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa của mình hiểu rỏ ý nghĩa của phép Báp têm là một bước vâng lời công khai tuyên bố niềm tin mình nơi Chúa và mong ước được chịu lễ Báp têm – Thế thì không có lý do gì ngăn cản một tín hữu chịu lễ Báp têm. Theo lời Kinh Thánh, phép Báp têm của Cơ Đốc giáo đơn giản là bước vâng phục, công khai tuyên bố niềm tin của mình vào một Đấng duy nhất là Đấng Christ để được sự cứu rỗi. Phép Báp têm của Cơ Đốc giáo rất quan trọng vì là bước vâng lời, công khai tuyên bố niềm tin của mình vào Đấng Christ và cam kết với Ngài trong việc xác nhận việc chết, chôn và hồi sinh.
Câu hỏi: Kinh Thánh dạy gì về Đức Chúa Trời Ba ngôi?
Trả lời:
Điều khó khăn nhất đối với quan niệm của Cơ đốc giáo về Chúa ba ngôi là chẳng có cách nào có thể hiểu hoàn toàn và chính xác về điều đó. Chúa ba ngôi là điều mà con người không có khả năng nắm bắt hết, chứ chưa nói là đi giải thích cho người khác. Chúa lớn hơn chúng ta, và vì thế, không nên kỳ vọng có thể hiểu được Ngài. Kinh thánh dạy rằng Chúa cha là chúa, Giê-su là Chúa, Chúa thánh linh là Chúa. Kinh thánh cũng chỉ ra rằng chỉ có một Chúa duy nhất. Mặc dù ta có thể am hiểu vài điều về mối quan hệ về ba ngôi trong Chúa, nhưng xét cho cùng thì việc am hiểu hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Chúa ba ngôi không có thực, hay nó không nên được giảng dạy.
Chúa ba ngôi là một chúa tồn tại trong ba ngôi. Có nghĩa là không được hiểu là có 3 chúa. Lưu ý là từ “chúa ba ngôi” không có trong kinh thánh. “ Chúa ba ngôi” là từ được dùng để mô tả ba thể đồng tồn tại để tạo nên Chúa. Quan trọng là khái niệm về Chúa ba ngôi được chép lại trong kinh thánh. Dưới đây là tóm lược những gì kinh thánh viết về Chúa ba ngôi:
1. Có một Đức Chúa Trời ( Phục truyền luật lệ ký 6:4; 1 Cô-rinh-tô 8:4; Ga-la-ti 3:20; I Ti-mô-thê 2:5).
2. Đức Chúa Trời Ba ngôi gồm có ba thân vị ( Sáng thế ký 1:1; 1:26; 3:22; 11:7; Ê-sai 6:8; 48:16; 61:1; Ma-thi-ơ 3:16-17; Ma-thi-ơ 28:19; II Cô-rinh-tô 13:14).Trong Sáng thế ký 1:1 có dùng danh từ số nhiều Ê-lô-him. Trong Sáng thế ký 1:26; 3:22; 11:7 và Ê-sai 6:8 dùng đại danh từ số nhiều “Chúng ta”. Từ Ê-lô-him và “chúng ta” đều ở dạng số nhiều. Mặc dù số nhiều không nhất thiết là 3, nhưng đó là căn bản để cho thấy việc có ba là hoàn toàn có thể.
Trong Ê-Sai 48:16 và 61:1, Đức Chúa Con nói xong vẫn dẫn chỉ đến Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh. So sánh Ê-sai 61:1 với Lu-ca 4:14-19 để thấy Đức Chúa Con đang nói. Ma-thi-ơ 3:16-17 diễn tả lễ Báp têm của Chúa Giê Xu. Thấy rõ trong đoạn này là Đức Thánh Linh giáng xuống Đức Chúa Con trong lúc Đức Chúa Cha bày tỏ sự hài lòng về Đức Chúa Con. Ma-thi-ơ 28:19 và II Cô-rinh-tô 13:14 là thí dụ về Ba thân vị phân biệt trong Ba ngôi Đức Chúa Trời.
3. Kinh thánh mô tả 3 thân vị trong chúa ba ngôi là hoàn toàn riêng biệt. Trong Cựu Ước, từ “CHÚA” phân biệt với từ “Chúa” (Sáng thế ký 19:24; Ô-sê 1:4). Chúa có một con trai (Thi Thiên 2:7, 12; Châm ngôn 30:2-4). Đức Thánh Linh riêng biệt với “CHÚA” (Dân số ký 27:18) và Đức Chúa Trời (Thi Thiên 51:10-12). Đức Chúa Con khác với Đức Chúa Cha (Thi Thiên 45:6-7; Hê-bơ-rơ 1:8-9). Trong Tân Ước, Chúa Giê Xu nói với Đức Chúa Cha về người trợ giúp là Đức Thánh Linh. Điều này cho thấy Chúa Giê Xu không xem chính Ngài là Đức Chúa Cha hay là Chúa Thánh Linh. Cũng xem xét tất cả các lần khác trong Phúc Âm Chúa Giê Xu nói với Đức Chúa Cha. Có phải Ngài tự nói với chính mình không? Không. Ngài nói với một thân vị khác trong Ba ngôi – Đức Chúa Cha.
4. Mỗi thân vị trong Ba ngôi là Đức Chúa Trời: Đức Chúa Cha là Chúa (Giăng 6:27; Rô Ma 1:7; I Phi-e-rơ 1:2.). Đức Chúa Con là Chúa( Giăng 1:1, 14; Rô-ma 9:5; Cô-lô-se 2:9; Hê-bơ-rơ 1:8; I Giăng 5:20). Đức Thánh Linh là Chúa ( Công vụ 5:1-4, I Cô-rinh-tô 3:16).
5. Sự lệ thuộc trong Ba ngôi Đức Chúa Trời: Kinh Thánh cho thấy Đức Thánh Linh lệ thuộc với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Đức Chúa Con lệ thuộc với Đức Chúa Cha, đây là mối liên hệ nội tại và không làm mất đi thần tánh của bất kỳ thân vị nào trong Ba ngôi. Đây chỉ là điểm nằm ngoài khả năng nắm bắt hoàn toàn của con người về Chúa vô định. Quan tâm về Đức Chúa Con xin xem Lu-ca 22:42; Giăng 5:36; Giăng 20:21; I Giăng 4:14. Quan tâm về Đức Thánh Linh xin xem Giăng 14:16; 14:26; 15:26; 16:7 và đặc biệt Giăng 16:13-14.
6. Công tác của từng thân vị trong Ba ngôi: Đức Chúa Cha là nguồn tối thượng hay là căn nguyên của 1) Vũ trụ (I Cô-rinh-tô 8:6; Khải Huyền 4:11) 2) Khải thị thần tính ( Khải Huyền 1:1) 3) Cứu rỗi (Giăng 3:16-17) 4) Những công việc con người của Chúa Giê Xu (Giăng 5:17 và 14:10). Đức Chúa Cha khởi đầu tất cả các công việc này.
Đức Chúa Con là thân vị thông qua Đức Chúa Cha làm các công việc như sau: 1) Sáng tạo và bảo tồn vũ trụ (I Cô-rinh-tô 8:6; Giăng 1:3; Cô-lô-se 1:16-17) 2) Khải thị thần tính ( Giăng 1:1; Ma-thi-ơ 11:27; Giăng 16:12-15; Khải Huyền 1:1) và 3) Cứu rỗi ( II Cô-rinh-tô 5:19; Ma-thi-ơ 1:21; Giăng 4:42). Đức Chúa Cha làm tất cả các công việc này qua Đức Chúa Con, được coi là đại diện.
Đức Thánh Linh là phương tiện mà Đức Chúa Cha thực hiện các công tác như sau: 1) Sáng tạo và bảo tồn vũ trụ ( Sáng thế ký 1:2; Gióp 26:13; Thi Thiên 104:30) 2) Khải thị thần tính ( Giăng 16:12-15; Ê-phê-sô 3:5; II Phi-e-rơ 1:21) 3) Cứu rỗi (Giăng 3:6; Tít 3:5; I Phi-e-rơ 1:2) 4) Các công tác của Chúa Giê Xu ( Ê-sai 61:1; Công vụ 10:38). Bởi vậy Đức Chúa Cha làm tất cả các công việc này bởi quyền năng Đức Thánh Linh.
Rất nhiều người cố gắng giải thích, minh họa Chúa ba ngôi, song trong số các minh họa phổ biến, chẳng có cái nào là hoàn toàn chính xác. Minh họa quả trứng gồm ba phần (vỏ trứng, lòng trắng, lòng đỏ) sai ở chỗ mỗi phần trong ba phần ấy chỉ là một phần tạo nên quả trứng, chứ không phải là quả trứng hoàn chỉnh. Trong khi đó, chúa cha, chua con, chúa thánh linh không phải là một phần của chúa, mỗi thân vị đều là chúa. Minh họa nước thì có vẻ khá hơn ví dụ về quả trứng, tuy nhiên vẫn không diễn tả chính xác. Dạng lỏng, dạng hơi, dạng băng là các dạng của nước. Trong khi đó, chúa cha, chúa con, chúa thánh linh không phải là các dạng của Chúa, mà mỗi thân vị đều đã là Chúa. Vì vậy, cho dù các minh họa này có thể đưa cho ta một hinh dung về chúa ba ngôi, song các minh họa ấy không hoàn hảo. Chúa vô định thì không thể có mô tả về tập xác định.
Tóm lại, khái niệm về Chúa ba ngôi luôn là một tranh luận suốt lịch sử cơ đốc giáo. Mặc dù bản chất của Chúa ba ngôi được chép trong kinh thánh, một số vấn đề bên lề thì dễ tạo tranh cãi. Chúa cha là chua, chua con là chúa, đưc thánh linh là chúa- nhưng lại chỉ có một chúa mà thôi. Tuy nhiên, thay vì cố gắng để định nghĩa chúa ba ngôi bằng đầu óc còn hạn chế của con người, thì ta nên tập trung vào sự vĩ đại của chúa “ Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Ðức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài? “ (Rô Ma 11:33-34)
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về việc dâng phần mười?
Trả lời:
Rất nhiều cơ đốc nhân vẫn không hiểu hết ý nghĩa của việc dâng phần mười. Ở một số nhà thờ, người ta quá chú trọng vào việc dâng phần mười. Trong khi đó, rất nhiều cơ đốc nhân khác từ chối dâng phần mười cho Chúa. Dâng phần mười đáng ra phải là niềm vui, đáng buồn là nó lại không như thế ở rất nhiều nhà thờ hiện nay.
Dâng phần mười là khái niệm trong Cựu Ước. Dâng phần mười là đòi hỏi của luật pháp Y-sơ-ra-ên. Tất cả dân chúng đều phải dâng một phần mười những gì kiếm được và phát triển đền tạm (Lê-vi-ký 27:30; Dân-số-ký 18:26; Phục-truyền 14:24; II Sử ký 31:5). Trên thực tế, cựu ước đề ra rât nhiều loại dâng khác nhau, con số tổng có thể lên đến khoảng 23.3%, chứ không phải chỉ là 10% như ngày nay. Một số người hiểu rằng dâng phần mười như là cách thu thuế để cung cấp những nhu cầu cho các thầy tế lễ và những người Lê Vi trong việc phục vụ tế lễ. Tuy nhiên trong Tân ước, không có đoạn nào yêu cầu, hay khuyên tín hữu để có một lệ dâng phần mười. Phao Lô có khuyên các tín hữu nên để dành riêng ra một phần thu nhập của mình để giúp đỡ cho Hội Thánh(I Cô-rinh-tô 16:1-2).
Không có chỗ nào trong Tân Ước đề ra con số phần trăm cụ thể, mà chỉ nói chung chung (I Cô-rinh-tô 16:2) Hội Thánh Cơ Đốc giáo đã rút ra căn bản 10% trong Cựu Ước để đưa ra con số kiến nghị cho các tín hữu. Tân ước có nói về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc cho đi. Ta nên cho đi trong khả năng có thể. Đôi khi có thể là nhiều hơn 10%, đôi khi có thể ít hơn, tùy thuộc vào khả năng của cơ đốc nhân và nhu cầu của hội thánh. Mỗi cơ đốc nhân nên cầu nguyện và hói ý Chúa về dâng phần mười và việc từ thiện, cho đi (Gia cơ 1:5). Tuy nhiên, quan trọng nhất việc cho đi đều phải là vì mục đích trong sáng, để thờ phượng Chúa . “Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng; vì Ðức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng.” (II Cô-rinh-tô 9:7)
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về hôn nhân ngoại chủng?
Trả lời:
Luật pháp Cựu Ước truyền lệnh dân Y-sơ-ra-ên không được kết hôn ngoại chủng (Phục truyền 7:3-4). Lý do của điều này là vì dân Y-sơ-ra-ên có thể bị dẫn dắt lạc hướng khỏi Đức Chúa Trời nếu họ kết hôn với người ngoại đạo. Một luật quen thuộc trong Tân Ước đưa ra nhưng với những mức độ khác nhau là: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14). Đúng với dân Y-sơ-ra-ên (Tin vào một Đức Chúa Trời thật) được truyền lệnh không cưới người ngoại đạo, vì vậy Cơ Đốc nhân (Tin vào một Đức Chúa Trời thật) được truyền lệnh không cưới người ngoại đạo. Tuy nhiên, để trả lời cụ thể cho câu hỏi này, không, Kinh Thánh không hề nói hôn nhân ngoại chủng là sai.
Một người không thể bị phán xét vì màu da nhưng vì nhân cách. Tất cả chúng ta cẩn thận không nên thiên vị về điều gì với những người khác hoặc vì thành kiến hay vì chủng tộc.( Gia Cơ 2:1-10) Đặc biệt câu 1 và câu 9. Tiêu chuẩn của Cơ Đốc giáo về một người nam và một người nữ lựa chọn bạn đời với nhau luôn luôn được cho thấy phải là một Cơ Đốc nhân (II Cô-rinh-tô 6:14) là người được tái sinh bởi đức tin vào Chúa Giê Xu Christ (Giăng 3:3-5) Sự chọn lựa vợ chồng theo tiêu chuẩn Kinh Thánh là bởi đức tin vào Đấng Christ không phải bởi màu da. Hôn nhân ngoại chủng không phải là vấn đề đúng hay sai nhưng là sự khôn ngoan, sáng suốt và cầu nguyện.
Chỉ có một lý do cần xem xét cẩn thận trong việc kết hôn ngoại chủng là vì sự khó khăn trong việc hòa hợp chủng tộc của hai vợ chồng phải trải qua để cho những người khác có đủ thời gian chấp nhận họ. Nhiều cặp vợ chồng trải qua những sự phân biệt chủng tộc hay nhạo báng, đôi khi ngay cả từ chính gia đình của họ. Một số vợ chồng ngoại chủng trải qua những khó khăn về màu da của con cái họ khác với màu da của cha mẹ. Một đôi không cùng chủng tộc nên rút ra những điều này để xem xét và chuẩn bị cho quyết định kết hôn của họ. Một lần nữa Kinh Thánh chỉ hạn chế người Cơ Đốc trong việc liên quan đến hôn nhân vì cớ thành viên kia có phải là thân thể của Đấng Christ hay không.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về việc ly dị và tái hôn?
Trả lời:
Trước hết, dù quan điểm của một người về li hôn thế nào thì cũng cần phải nhớ rằng: “Vì Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét li dị” ( Ma-la-chi 2:16). Theo kinh thánh, kết hôn là một cam kết mang tính chất cuộc đời. “Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!” (Ma-thi-ơ 19:6). Đức Chúa Trời biêt rằng kết hôn là liên kết hai con người với bản chất tội lỗi, vì thế li hôn sẽ xảy ra. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã sắp đặt một số luật lệ để bảo vệ quyền của người bị ly dị đặc biệt đối với phụ nữ (Phục Truyền 24:1-4). Đức Chúa Giê Xu đã chỉ ra rằng những luật đã ban cho không phải vì Đức Chúa Trời muốn như vậy mà bởi sự lạnh lùng của trái tim con người. (Ma-thi-ơ 19:8)
Theo kinh thánh, cuộc tranh luận về việc liệu li hôn và tái hôn có được phép hay không chủ yếu là xoay quanh Ma-thi-ơ 5:32 và 19:9. Cụm từ “Trừ ra sự phản bội hôn ước” là điều duy nhất được nhắc đến trong kinh thánh mà có vẻ như là Chúa cho phép li hôn và tái hôn. Nhiều dịch giả cho rằng cụm từ ấy ám chỉ việc phản bội hôn ước trong thời gian hứa hôn. Theo phong tục của người Do Thái, người đàn ông và đàn bà được xem là kết hôn ngay trong thời kỳ hứa hôn. Theo đó, những hành vi đi ngược với thuần phong mỹ tục trong thời gian hứa hôn này là lí do hợp lý duy nhất để li dị.
Tuy nhiên, trong tiếng Hi Lạp, từ “Sự phản bội hôn ước” được dùng chỉ chung cho nhiều dạng dâm đãng. Nó có thể là sự gian dâm, buôn hương bán phấn, ngoại tình.v.v Theo kinh thánh thì có vẻ như chúa Giê-su cho phép li hôn nếu một trong hai bên phản bội hôn ước. Quan hệ tình dục là phần quan trọng trong mối dây hôn nhân “hai người sẽ nên một thịt” (Sáng thế ký 2:24; Ma-thi-ơ 19:5; Ê-phê-sô 5:31). Vì vậy việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân phá hủy mối dây ràng buộc nên có thể là lý do được phép ly dị. Chúa Giê-su cũng cho phép tái hôn trong một vài trường hợp. Dù nói thê nào chăng nữa, đoạn văn “ và kết hôn với những người khác” (Ma-thi-ơ 19:9) cho thấy việc ly dị và tái kết hôn được chấp thuận trong một vài tình huống cụ thể. Chú ý quan trọng là chỉ có nhóm người bị phản bội mới được phép tái kết hôn. Mặc dầu không được nói đến, việc cho phép tái kết hôn sau khi ly dị là ơn thương xót của Đức Chúa Trời dành cho những người là nạn nhân của tội lỗi, không phải dành cho những người phạm tội vô đạo đức về tình dục. Cũng có vài trường hợp, bên “mắc tội” được phép tái hôn, nhưng không được chép trong đoạn này.
Một số người cho rằng I Cô-rinh-tô 7:15 là trường hợp ngoại lệ khác, cho phép tái kết hôn nếu vợ hoặc chồng không tin Chúa ly dị một người tin Chúa. Tuy nhiên đoạn này không nói đến việc tái kết hôn mà chỉ nói rằng một người tin Chúa không bị ràng buộc trong hôn nhân nếu vợ hoặc chồng không tin Chúa muốn li hôn. Những người khác cho rằng một lý do chính đáng cho phép ly dị là nếu họ là nạn nhân của lạm dụng, hành hung, v.v. mặc dầu điều này không được liệt kê trong Kinh Thánh. Mặc dù đây có thể là giải pháp tốt, thì ta cũng không nên tự giả định từ Lời của Chúa.
Đôi khi dù “phản bội hôn ước” ở mức độ nào, thì li hôn cũng chỉ là một lựa chọn, chứ không phải là bắt buộc. Thậm chí khi một bên phản bội thì nhờ có ân điển của chúa, cặp đôi ấy vẫn có thể học cách tha thứ cho nhau và bắt đầu xây dựng lại mối quan hệ hôn nhân ấy. Chúa tha thứ cho ta nhiều hơn thế. Vì thế chắc chắn là khi ta noi gương Ngài, và có thể tha thứ cho tội dâm đãng (Ê-phê-sô 4:32). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người chồng hoặc vợ không ăn năn mà cứ tiếp tục dâm ô thì câu Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 19:9 có thể được áp dụng. Cũng có nhiều trường hợp sau khi ly dị người ta tái kết hôn quá nhanh trong khi có thể Đức Chúa Trời muốn họ sống độc thân. Đôi lúc Đức Chúa Trời muốn một người phải sống độc thân để họ không bị phân tán tư tưởng. (I Cô-rinh-tô 7:32-35) Tái kết hôn sau khi ly dị là sự chọn lựa trong một vài trường hợp, nhưng điều đó không có nghĩa là tái kết hôn là lựa chọn duy nhất.
Đáng buồn là tỉ lệ ly hôn giữa cộng đồng những người Cơ đốc cũng cao gần như là tỉ lệ li hôn của người ngoại đạo. Kinh thánh nói rất rõ là Chúa ghét li dị (Ma-la-chi 2:16) và rằng tái hợp, tha thứ cho nhau chính là những đặc điểm của cuộc sống cơ đốc nhân (Lu-ca 11:4 và Ê-phê-sô 4:32). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời biết rằng việc ly dị vẫn xảy ra, ngay cả cơ đốc nhân. Một tín hữu ly dị hoặc tái kết hôn không nên cho rằng họ không còn được yêu thương bởi Chúa nhiều như trước, thậm chí nếu việc ly dị hay tái hôn của họ không nằm trong ngoại lệ được chép trong Ma-thi-ơ 19:9. Chúa thường dùng ngay cả sự không vâng lời của cơ đốc nhân để đạt được những điều lành.
Câu hỏi: Phụ nữ có nên phục vụ như là Mục sư, Truyền đạo? Kinh Thánh nói gì về phụ nữ làm mục vụ?
Trả lời:
Có lẽ không có vấn đề gì gây tranh cãi trong Hội Thánh ngày nay bằng vấn đề phụ nữ có được làm mục sư, truyền đạo trong công tác mục vụ? Lưu ý là không nên đánh đồng câu hỏi này với việc so sánh nam nữ. Có phụ nữ cho rằng phụ nữ không nên làm mục sư và rằng kinh thánh giới hạn việc này, trong khi đó lại có nam giới tin rằng phụ nữ có thể lam mục sự được. Tức là ở đây không đề cập đến vấn đề trọng nam khinh nữ, hay phân biệt giới tính, mà chỉ bàn bạc việc kinh thánh nói thế nào về vấn đề phụ nữ trong mục vụ.
I Ti-mô-thê 2:11-12 cho biết: “Ðàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng. Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng.” Trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời chỉ định vai trò đàn ông và đàn bà khác nhau. Đó là vì con người được tạo ra với vai trò khác nhau (I Ti-mô-thê 2:13). Đức Chúa Trời qua các thư tín của sứ đồ Phao Lô ngăn cấm đàn bà không được phục vụ trong vai trò của việc dạy dỗ thuộc linh vượt trên quyền của đàn ông.
Có nhiều sự phản đối đối với việc phụ nữ làm mục vụ. Phổ biến nhất là Phao Lô ngăn cấm phụ nữ không được dạy dỗ bởi vì trong thế kỷ thứ nhất phụ nữ thuộc thành phần không được học hành. Tuy nhiên I Ti-mô-thê 2:11-14 không đề cập đến trình độ học vấn. Nếu mục vụ nhấn mạnh vai trò của học vấn thì phần lớn các môn đồ của Chúa Giê Xu không đủ điều kiện. Thứ hai là Phao Lô chỉ ngăn cấm phụ nữ Ê-phê-sô dạy dỗ (Phao Lô đã viết thư Ti-mô-thê cho Ti-mô-thê mục sư của Hội Thánh Ê-phê-sô). Thành phố Ê-phê-sô nổi tiếng vì có đền thờ Atemis, nữ thần Hi Lạp – La Mã. Những phụ nữ có quyền hành trong sự thờ phượng của đền thờ Atemis. Tuy nhiên, trong thư Ti-mô-thê không có chỗ nào đề cập đến thần Atemis, cũng không nói lý do Phao Lô ngăn cản phụ nữ dạy dỗ vì cớ sự thờ phượng Atemis I Ti-mô-thê 2:11-12.
Thứ ba là vì Phao Lô chỉ xem xét chồng và vợ, không phải đàn ông và đàn bà chung chung. Những từ ngữ Hi Lạp trong I Ti-mô-thê 2:11-14 có thể xem là những ông chồng và những bà vợ. Tuy nhiên nghĩa căn bản của những từ này là đàn ông và đàn bà. Hơn nữa những từ ngữ như thế trong Hi Lạp được dùng trong những câu 8-10. Có phải chỉ những người chồng giơ tay thánh lên trong khi cầu nguyện không có giận dữ và tranh cãi chăng? (Câu 8) Phải chăng chỉ có những bà vợ ăn mặc nhu mì, làm việc thiện, và thờ phượng Đức Chúa Trời? (Câu 9-10) Dĩ nhiên là không. Những câu 8-10 ám chỉ đàn ông và đàn bà nói chung, chứ không chỉ là chồng và vợ. Trong nội dung thư tín không có gì cho thấy chuyển đổi ý nghĩa thành chồng và vợ trong những câu 11-14.
Còn một luận cứ khác phản đối việc phụ nữ làm mục vụ là những điều liên quan đến việc phụ nữ làm mục vụ chinh trong kinh thánh, cụ thể là Mi-ri-am, Đê-bo-ra và Hun-đa trong Cựu Ước. Phản bác này chưa đưa ra vài nhân tố lớn. Thứ nhất, Đê-bo-ra là nữ thẩm phán duy nhất giữa 13 thẩm phán nam. Hun-đa là nữ tiên tri duy nhất giữa hàng tá các nam tiên tri trong kinh thánh. Mi-ri-am kết nối với vai trò lãnh đạo duy nhất bởi vì bà là em gái của Môi se và A-rôn. Hai phụ nữ lỗi lạc nhất trong thời kỳ các vua là A-Tha-Li và Giê-sa-bên- hai người này khó có thể là ví dụ cầm quyền.
Trong sách Công vụ các sứ đồ đoạn 18, Bê-rít-sin và A-qui-la được xem là những nhà truyền giáo trung thành cho Đấng Christ. Tên của Bê-rít-sin được nhắc trước cho thấy bà là người truyền giáo nổi bật hơn chồng bà. Tuy nhiên không có chỗ nào mô tả Bê-rít-sin như là một thành viên trong công cuộc truyền giáo để làm cho mâu thuẩn với I Ti-mô-thê 2:11-14. Bê-rít-sin và A-qui-la đã đem A-bô-lô vào nhà của họ, cả hai nhận ông làm môn đồ và giải thích lời Chúa cho ông cách chính xác hơn (Công vụ 18:26).
Trong Rô Ma 16:1, ngay cả nếu Phê-bê được xem là một “nữ chấp sự” thay vì là một “tôi tớ” điều đó cũng không cho thấy bà là một thầy giáo trong Hội Thánh. “có khả năng dạy” chỉ là yêu cầu của trưởng lão, chứ không phải của chấp sự (1 Ti-mô-thê 3:1-13; Tít 1:6-9). Trưởng Lão, Giám mục, chấp sự được cho biết “Chồng của chỉ một vợ mà thôi” “Người có con cái tin kính” “Người đáng tôn trọng”. Tất cả những cụm từ trên đều ám chỉ nam giới. Hơn nữa trong I Ti-mô-thê 3:1-13 dùng đại danh từ chỉ nam giới để nói về các Trưởng Lão, Giám mục, Chấp sự.
I Ti-mô-thê 2:11-14 có giải thích rõ ràng hơn. Câu 13 bắt đầu với từ “vì” và đưa ra “nguyên cớ” cho những gì Phao-lô nói trong câu 11-12. Tại sao phụ nữ không nên dạy hoặc cầm quyền đàn ông? Bởi “Adam được tạo ra trước rồi mới đến Ê-va. A-đam không phải là người bị lừa gạt, mà là người phụ nữ bị”. Chúa tạo ra A-đam trước hết rồi mới đến Ê-va để trợ giúp cho A-đam. Trật tự này của tạo hóa là hình mẫu trong gia đình (Ê-phê-sô 5:22-23) và hội thánh. Việc Ê-va bị lường gạt cũng là lý do vì sao phụ nữ không được làm mục sư. Điều này làm nhiều người hiểu rằng phụ nữ không nên dạy bởi họ dễ bị lừa hơn. Quan điểm này thì còn nhiều tranh cãi, những nếu phụ nữ dễ bị lừa hơn, thì tại sao lại để cho họ dạy trẻ và các phụ nữ khác? Đây không phải la những gì mà đoạn này nói. Phụ nữ không được dạy đàn ông và cầm quyền thuộc linh với nam giới bởi vì Ê-va đã bị lừa gat. Vì thế, Chúa cho nam giới quyền giảng dạy trong hội thánh.
Phụ nữ được những ân tứ trội hơn về lòng hiếu khách, tính nhân ái, giảng dạy và trợ giúp. Nhiều công tác mục vụ trong Hội Thánh phụ thuộc vào phụ nữ. Phụ nữ trong Hội Thánh không bị ngăn cấm trong việc cầu nguyện trước đám đông hay nói tiên tri (I Cô-rinh-tô 11:5), mà chỉ bị cấm cầm quyền nam giới trong đời sống tâm linh. Kinh Thánh không có chỗ nào ngăn cản phụ nữ khỏi việc thực hành các ân tứ của Đức Thánh Linh (I Cô-rinh-tô đoạn 12). Nhiều phụ nữ cũng như đàn ông được kêu gọi làm nhà truyền giáo cho người khác, thể hiện bông trái Thánh Linh trong đời sống của mình (Ga-la-ti 5:22) và loan báo phúc âm cho người hư mất (Ma-thi-ơ 28:18-20; Công vụ 1:8; I Phi-e-rơ 3:15).
Chúa chỉ định nam giới để nắm các vị trí giảng dạy kinh thánh trong hội thánh. Không phải bởi nam giới dạy tốt hơn, hay phụ nữ thì kém cỏi hay kém thông minh hơn. Đó chỉ là cách Chúa để hội thánh hoạt động. Nam giới cần làm mẫu trong đời sống thuộc linh- trong cuộc sống và qua lời nói. Phụ nữ thì giữ vị trí ít tính cầm quyền hơn. Phụ nữ được khuyến khích để kèm cặp những phụ nữ khác (Tít 2:3-5). Kinh thánh không giới hạn việc phụ nữ dạy dỗ trẻ em. Điều duy nhất phụ nữ bị hạn chế là ở việc cầm quyền năm giới. Vì thế phụ nữ không được làm mục sư dạy nam giới. Điều này không làm giảm vai trò của phụ nữ, và chỉ là hướng dẫn chung để cả nam giới hiều được vai trò, công việc riêng của mình
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về tính dục trước hôn nhân? Ăn ở trước hôn nhân?
Trả lời:
Cùng với các loại tình dục phi đạo đức, tình dục trước hôn nhân, ăn ở trước hôn nhân bị lên án nhiều lần trong Kinh Thánh ( Công vụ 15:20; Rô Ma 1:29; 1 Cô-rinh-tô 5:1; 6:13,18; 7:2; 10:8; 2 Cô-rinh-tô 12:21; Ga-la-ti 5:19; Ê-phê-sô 5:3; Cô-lô-se 3:5; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3; Giu-Đe 7). Kinh Thánh nhấn mạnh việc kiêng cữ trước hôn nhân. Tình dục trước hôn nhân cũng như tội tà dâm và các hình thức tính dục phi đạo đức khác đều sai trái, bởi vì tất cả việc ăn ở của họ liên quan đến người mà họ không hề kết hôn. Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận việc tình dục trong mối quan hệ vợ chồng (Hê-bơ-rơ 13:4).
Tình dục trước hôn nhân đã trở nên quá phổ biến. Thông thường quá đà trong việc người ta cho rằng tính dục là khía cạnh vui chơi mà không nhận thấy rằng khía cạnh tái tạo. Vâng tính dục mang lại niềm vui thích, Đức Chúa Trời đã chỉ dẫn về điều đó. Ngài muốn giữa đàn ông và đàn bà được hưởng sự vui thích về hoạt động tình dục (Hạn chế trong hôn nhân). Tuy nhiên mục đích ban đầu của tính dục không phải là vui chơi mà đúng hơn là tái sản xuất. Đức Chúa Trời không cấm tình dục trước hôn nhân để cướp lấy niềm vui thích của chúng ta mà để bảo vệ chúng ta khỏi mang thai và sinh con ngoài ý muốn khi ta không muốn hay chưa chuẩn bị cho chúng chào đời. Hãy tưởng tượng thế giới chúng ta sẽ tốt hơn biết bao nếu ta nghe theo lời Chúa dạy: giảm lây lan bệnh tật, giảm được những người mẹ đơn thân, giảm việc mang thai không mong muốn, giảm bớt những đứa con rơi. Tránh quan hệ trước hôn nhân chính là những lời chỉ dạy của Chúa.
Câu hỏi: Ân tứ nói tiếng lạ là gì? Có phải ân tứ nói tiếng lạ vẫn tồn tại cho đến ngày nay?
Trả lời:
Sự kiện nói tiếng lạ đầu tiên xảy ra vào ngày lễ Ngũ tuần trong Công vụ 2:1-4. Các sứ đồ đi ra và chia sẻ phúc âm với những đám đông, nói với họ bằng ngôn ngữ của họ, “Cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A-rạp nữa, chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Ðức Chúa Trời” (Công vụ 2:11). Trong tiếng Hy Lạp từ “cái lưỡi” được dịch là “ngôn ngữ”. Do đó” ân tứ của lưỡi” được hiểu là có khả năng nói ngoại ngữ mà chính người ấy không biết hoặc chưa từng học để truyền đạo. Trong I Cô-rinh-tô 12-14, Phao Lô thảo luận về ân tứ kỳ lạ, ông nói, “Hỡi anh em, ví bằng tôi đến cùng anh em, nói các thứ tiếng lạ, mà lời nói tôi chẳng tỏ sự kín nhiệm, chẳng có sự thông biết, chẳng có lời tiên tri, chẳng có sự khuyên dạy, thì ích gì đến anh em?”( I Cô-rinh-tô 14:6). Đối với sứ đồ Phao Lô và tính hòa hợp của lưỡi được mô tả trong Công vụ các sứ đồ, nói tiếng lạ được đánh giá là một ân tứ nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời bằng ngôn ngữ của người ấy. Sứ điệp của Chúa sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không được truyền đạt tới người nghe bằng ngôn ngữ của người ấy.
Một người với ân tứ thông dịch tiếng lạ (I Cô-rinh-tô 12:30) có thể hiểu người đang nói tiếng lạ mặc dầu người ấy không hề biết về ngôn ngữ đó. Người thông dịch tiếng lạ truyền đạt thông điệp của người nói tiếng lạ để cho người khác hiểu. “Bởi đó, kẻ nói tiếng lạ, hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy”( I Cô-rinh-tô 14:13). Tuy nhiên, Phao Lô cho rằng đôi khi không nói tiếng lạ thì cũng không kém phần thuyết phục “ Nhưng thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mình mà rao giảng trong Hội Thánh để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ” (I Cô-rinh-tô 14:19).
Ân tứ nói tiếng lạ xuất hiện ngày nay nữa không? I Cô-rinh-tô 13:8 nêu lên việc ân tứ nói tiếng lạ không còn xuất hiện nữa, mặc dầu ân tứ nói tiếng lạ chấm dứt liên quan đến sự xuất hiện của Chúa Giê-su ( I Cô-rinh-tô 13:10). Một vài người cho rằng việc nói tiếng lạ chấm dứt là bằng chứng cho sự xuất hiện của Chúa Giê-su. Cũng có lý nhưng ý này không rõ lắm trong Cô-rinh-tô. Một số người trích dẫn Ê-Sai 28:11 và Giô Ên 2:28-29 làm bằng chứng cho việc nói tiếng lạ là dấu hiệu của sự phán xét của Đức Chúa Trời gần đến. I Cô-rinh-tô 14:22 cho biết nói tiếng lạ là dấu hiệu cho người không tin. Đối với quan điểm này ân tứ nói tiếng lạ là lời cành cáo của Đức Chúa Trời dành cho người Do Thái rằng sự phán xét sắp đến với họ vì đã chối bỏ Chúa Giê Xu Christ là Đấng Cứu thế. Vì vậy khi Đức Chúa Trời phán xét với dân Y-sơ-ra-ên (hủy phá thành Giê-ru-sa-lem bời người La Mã vào năm 70 S.C) ân tứ nói tiếng lạ không còn phục vụ mục đích như đã định. Đúng là điều này hoàn toàn có thể xảy ra nhưng mục đích ban đầu của ân tứ nói tiếng lạ không nhất thiết yếu cầu nó phải dừng lại. Kinh Thánh không quả quyết kết luận rằng ân tứ nói tiếng lạ đã chấm dứt.
Nếu ân tứ nói tiếng lạ vẫn tồn tại ngày nay thì ân tứ ấy phải song hành với những gì đã chép trong kinh thánh. Nó phải là ngôn ngữ thực và hiểu được (I Cô-rinh-tô 14:10). Nó phải dùng cho việc chuyển giao lời Chúa tới một người nói ngoại ngữ (Công vụ 2:6-12). Nó cũng phù hợp với mệnh lệnh của Đức Chúa Trời phán qua sứ đồ Phao Lô “ Nếu ai nói tiếng lạ thì hai hoặc ba người nói, cùng lúc ấy phải có người thông dịch. Nếu không có người thông dịch, người nói phải yên lặng và tự mình nói chuyện với Chúa (I Cô-rinh-tô 14:27-28). Nó cũng được xem xét trong I Cô-rinh-tô 14:33 “ Vì Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa của sự lọan lạc bèn là Chúa của sự hòa bình như trong tất cả các Hội Thánh.”
Chúa hoàn toàn có thể cho một người có khả năng nói tiếng lạ để anh ta có thể giao tiếp với một người nói tiếng khác. Đức Thánh linh giữ vị trí tối cao trong việc trao năng lực thánh linh cho con người (I Cô-rinh- tô 12:11). Chỉ thử tưởng tượng xem nó sẽ dễ dàng thế nao nếu họ không phải học ngoại ngữ, và ngay lập tức co thể nói ngoại ngữ. Tuy nhiên, Chúa không làm thế. Ân tứ nói ngoại ngữ không xảy ra ngày nay như thời Tân ước nữa, mặc dù nếu thê thì thật là tốt. Phần lớn tín hữu mà có khả năng ấy không làm thế để thống nhất với kinh thánh đã nói trên. Từ đó cho thấy ân tứ nói ngoại ngữ đã chấm dứt hoặc ít nhất là cũng rất hiếm ngày nay.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về việc uống rượu/bia? Cơ Đốc nhân uống rượu bia có tội không?
Trả lời:
Kinh thánh nói nhiều về việc uống đồ có cồn (Lê-vi-ký 10:9; Dân-số-ký 6:3; Phục-truyền-luật-lệ-ký 14:26; 29:6; Quan-xét 13:4,7,14; 1 Sa-mu-ên 1:15; Châm-ngôn 20:1; 31:4,6; Ê-sai 5:11,22; 24:9; 28:7; 29:9; 56:12; Mi-chê 2:11; Lu-ca 1:15). Tuy nhiên Kinh Thánh không nhất thiết ngăn cấm Cơ Đốc nhân uống rượu, bia hay một chất lên men nào khác. Thậm chí một số đoạn còn đề cập đến đồ uống có cồn rất tích cực. Điều Chúa muốn ngăn cơ đốc nhân là tránh say rượu (Ê-phê-sô 5:18). Kinh Thánh lên án việc say sưa và những hậu quả của nó (Châm ngôn 23:29-35). Cơ Đốc nhân cũng được lệnh không cho phép bất cứ điều gì làm chủ thân thể mình ( I Cô-rinh-tô 6:12; II Phi-e-rơ 2:19). Uống quá liều lượng thì rõ ràng là gây nghiện. Kinh Thánh cũng ngăn cấm Cơ Đốc nhân đừng làm điều gì xúc phạm đến Cơ Đốc nhân khác cũng đừng rủ rê người ta làm điều tội lỗi chống lại lương tâm của họ (I Cô-rinh-tô 8:9-13). Nếu đã đọc kinh thánh, một Cơ Đốc nhân không thể nói việc uống rượu bia là làm vinh hiển danh Chúa (I Cô-rinh-tô 10:31).
Chúa Giê Xu hóa nước thành rượu. Điều này nghe có vẻ như là Ngài uống rượu khi có dịp lễ tiệc. Trong thời Tân Ước nước không được sạch cho lắm. Không có hệ thống hợp vệ sinh tân tiến, nước chứa đầy vi trùng, các loại vi khuẩn, và các tạp chất pha lộn trong đó. Nó cũng giống như tình trạng của các nước trong thế giới thứ ba ngày nay. Chính vì vậy mà người ta thường uống rượu (Hoặc uống nước nho) bởi vì nó ít bị pha lẫn những tạp chất. Trong I Ti-mô-thê 5:23 Phao Lô hướng dẫn cho Ti-mô-thê trong việc chữa bệnh tiêu hóa bằng cách uống rượu thay vì uống nước. Ngày đó, rượu chứa cồn, nhưng không phải là cùng độ cồn như ngày nay. Nếu nói đó chỉ là nước cho thì không đúng, nhưng nếu nói đó là rượu giống ngày nay thì cũng không đúng. Một lần nữa Kinh Thánh không ngăn cấm Cơ Đốc nhân uống rượu bia, hay bất kỳ thức uống có chất rượu nào khác. Uống đồ có cồn không phải là tội lỗi. Cái đáng nói là say rượu nặng hoặc nghiện rượu(Ê-phê-sô 5:18; I Cô-rinh-tô 6:12). Cồn, nếu dùng liều lượng nhỏ, thì không gây nghiện cũng không gây hại. Thực tế, một số bác sỹ còn khuyến khích dùng chút rượu đỏ để có nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là cho tim. Uống chút rượu là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bởi rượu có thể gây nghiện và khiên người ta lệ thuộc, tốt nhất ta nên tránh.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về cờ bạc? Cờ bạc có phải là tội?
Trả lời:
Kinh thánh không cụ thể chỉ trích các hoạt động cờ bạc, cá độ hay chơi sổ số. Tuy nhiên, Kinh Thánh cảnh giác chúng ta phải tránh xa việc chạy theo đồng tiền (1 Ti-mô-thê 6:10; Hê-bơ-rơ 13:5). Lời Thánh Kinh khuyên chúng ta tránh xa việc cố gắng làm giàu nhanh (Châm ngôn 13:11; 23:5; Truyền đạo 5:10). Cờ bạc rõ ràng đánh vào tâm lí muốn có tiền nhanh và dễ dàng.
Cờ bạc có gì sai? Cờ bạc là vấn đề khó thảo luận bởi nếu cờ bạc ở mức độ vừa phải và chỉ thi thoảng mới chơi thì nó chỉ là mất thời gian thôi, chứ không nhất thiêt là xấu xa. Người ta hoang phí tiền vào đủ thứ việc. Chơi cờ bạc thì không khác gì bỏ tiền xem một bộ phim, ăn một bữa ăn đắt tiền, hay mua một thứ không cần thiêt. Tuy nhiên, việc tiêu tiền ở những việc khác không có nghĩa là tiêu tiền vào cờ bạc là không có gì sai. Không nên phí phạm tiền bạc, nên tiết kiệm tiền thừa để sau này khi cần còn dùng, hoặc để làm việc của chúa, chứ không nên tiêu vào cờ bạc.
Mặc dù kinh thánh không chép lại cụ thể về cờ bạc, thì nó vẫn có nhiều đoạn nói về những sự kiện may rủi. Thí dụ trong Lê Vi Ký về việc rút thăm cầu may được dùng để chọn lựa giữa một con dê dâng hiến và một con dê thả ra. Giô suê rút thăm để quyết định trong việc chia phần đất cho các chi phái. Nê-Hê-Mi dùng cách rút thăm để quyết định ai sống bên trong Giê ru sa lem và ai không được. Các môn đồ dùng cách rút thăm để quyết định người sẽ thay thế Giu Đa. Châm ngôn 16:33 nói “Người ta bẻ thăm trong vạt áo; Song sự nhứt định do nơi Ðức Giê-hô-va mà đến.”
Kinh thánh nói gì sòng bạc và chơi sổ số? Sòng bạc là nơi sắp đặt đủ loại mưu đồ của thị trường để dụ dỗ người chơi bài bạc lao vào may rủi để có càng nhiều tiền càng tốt. Họ thường cho không rượu, bằng cách ấy làm giảm đi khả năng quyết định sáng suốt. Mọi thứ trong sòng bạc đều là gian lận để lấy thật nhiều tiền và không cho nó quay trở lại, ngoại trừ cho thỏa mãn sự trống rỗng và phù du. Sổ số được cố gắng mô tả sinh động như là việc gây quỹ giáo dục hoặc xã hội. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy người mua vé số lại chính thường là người ít có khả năng tài chính kém nhất. Ý tưởng có tiền nhanh và dễ là cạm bẩy với những người cần tiền. Cơ hội trúng số rất nhỏ vô cùng, nó là kết quả của nhiều cuộc đời đã bị phá hoại.
Liệu chơi sổ xố có hợp ý Chúa? Nhiều người nói rằng họ chơi sổ số hay cờ bạc là để kiếm nhiều tiền để có thể dâng hiến cho nhà thờ hay để cho các mục đích từ thiện khác. Trong khi điều này có thể là động cơ tốt, thực sự thì ít có người nào thực sự chơi sổ xố với mục đích như thế thật. Nghiên cứu cho thấy rằng đa số người trúng số vài năm sau lại rơi vào hoàn cảnh tồi tệ hơn trước khi họ trúng số. Rất ít người thực sự dùng tiền trúng số cho mục đích tốt. Hơn nữma Đức Chúa Trời không tiền của ta để làm việc của mình. Châm ngôn 13:11 nói “Tiền bất nghĩa ắt phải ra đi; Còn ai lấy tay làm việc dần dần sẽ được thêm của nhiều lên.” Đức Chúa Trời tể trị và cung cấp những nhu cầu của Hội Thánh thông qua các cách khác trong sáng hơn. Liệu Chúa có được vinh hiển khi tiền dâng là tiền buôn thuốc phiện hay tiền trộm cướp không? Đức Chúa Trời cũng không muốn hay cần đến tiền của kẻ nghèo bị thua sổ xố vì ham giàu.
I Ti-mô-thê 6:10 “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” Hê-bơ-rơ 13:5 chép “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Ðức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.” Ma-thi-ơ 6:24 chép “Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Ðức Chúa Trời lại làm tôi tiền bạc nữa.”
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về việc xăm mình-thân thể bị cắt xẻ?
Trả lời:
Luật pháp Cựu ước truyền lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên: “Chớ vì kẻ chết mà cắt thịt mình, chớ xâm vẽ trên mình: Ta là Ðức Giê-hô-va.” (Lê-vi-ký 19:28) Tuy nhiên, mặc dù tín hữu ngày nay không ở dưới luật pháp Cựu Ước (Rô-ma 10:4; Ga-la-ti 3:23-25; Ê-phê-sô 2:15) Sự thực rằng có một luật chống lại việc xăm mình nên mới có câu hỏi cho chúng ta. Kinh Thánh Tân Ước không đề cập gì về một tín hữu nên hay không nên xăm mình.
Trong mối liên hệ với xăm mình và cắt xẻ thân thể, cách kiểm tra tốt nhất là xem quyết định như vậy có ngay thẳng, có ý thức tốt để cầu xin Chúa ban phước và sử dụng những hành động đặc biệt cho mục đích tốt lành của chính Ngài: “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Ðức Chúa Trời mà làm.” (I Cô-rinh-tô 10:31) Kinh Thánh không ra lệnh chống lại việc xăm mình hay cắt xẻ thân thể. Nhưng Kinh Thánh cũng không cho chúng ta một lý do nào để tin rằng Đức Chúa Trời cho phép chúng ta xăm mình hay cắt xẻ thân thể.
Vấn đề khác cầm xem xét là mức độ bình thường. Kinh Thánh hướng dẫn chúng ta phải ăn mặc giản dị. (1 Ti-mô-thê 2:9). Một người có vẻ bề ngoài khiêm tốn trong cách ăn mặc là mọi thứ trên thân thể được che phủ bởi y phục cách thỏa đáng. Tuy nhiên ý nghĩa chủ yếu của sự giản dị là không quá chú trọng đến bản thân mình. Những người ăn mặc giản dị thể hiện cách sống không quan tâm đến chính họ. Xâm mình và cắt xẻ thân thể cho biết một người chỉ quan tâm đến mình. Trong tình trạng này người xâm mình hay cắt xẻ thân thể không phải là người khiêm tốn.
Một qui luật quan trọng trong Kinh Thánh về những vấn đề mà không có ghi chép cụ thể là nếu điều ấy có chỗ làm nghi ngờ không biết Chúa có vui lòng không thì cách tốt nhất là đừng làm việc ấy. “Phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi.” (Rô-ma 14:23) Chúng ta cần nhớ thân thể cũng như linh hồn chúng ta đã được cứu chuộc và thuộc về Đức Chúa Trời. Mặc dầu I Cô-rinh-tô 6:19-20 không trực tiếp áp dụng cho việc xăm mình hay cắt xẻ thân thể nhưng những câu Kinh Thánh này cho chúng ta một qui luật “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Ðức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Ðấng mà anh em đã nhận bởi Ðức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Ðức Chúa Trời.” Sự thật vĩ đại này cho phép chúng ta mang thân thể thật sự của mình để làm hay đi nơi đâu đều vì danh Chúa. Nếu thân thể chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta phải chắc chắn nghe rõ ràng sự cho phép của Chúa trước khi chúng ta xăm mình hay cắt xẻ thân thể.
Câu hỏi: Chúa Giê Xu ở đâu giữa ba ngày Chúa chết và sống lại?
Trả lời:
I Phi-e-rơ 3:18-19 cho biết: “Vả, Ðấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Ðấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Ðức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống. Ấy bởi đồng một linh hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù.”
Cụm từ “Về phần linh hồn” trong câu 18 được giải thích chính xác như cụm từ “Về phần xác thịt” vì thế dường như có mối liên hệ tốt nhất giữa từ ngữ “linh hồn” và “xác thịt”. Xác thịt và linh hồn là thân thể và linh của Đấng Christ. Từ ngữ sống trong linh hồn cho thấy sự kiện tội lỗi Chúa mang và chịu chết đã đem đến sự phân rẽ linh hồn của Ngài khỏi Đức Chúa Cha (Ma-thi-ơ 27:46). Sự tương phản giữa xác thịt và linh hồn như trong Ma-thi-ơ 27:41 và Rô Ma 1:3-4 và không giữa xác thịt và Thánh linh của Đấng Christ. Khi sự chuộc tội của Đấng Christ đã hoàn tất, linh hồn của Ngài đã hồi phục lại giao hảo với những điều đã bị phá hủy.
I Phi-e-rơ 3:18-22 diễn tả mối liên hệ cần thiết giữa sự chịu chết của Đấng Christ (Câu 18) và sự vinh quang của Ngài (câu 22). Chỉ có Phi-e-rơ ghi lại những thông tin cụ thể giữa hai sự kiện này. Từ ngữ “giảng” trong câu 19 không phải là từ thông thường trong Tân Ước dùng để diễn tả sự rao giảng Phúc âm. Nhưng nghĩa đen của nó là sứ giả truyền thông điệp. Chúa Giê Xu đã chịu đau đớn và chết trên thập tự, thân thể của Ngài đã đặt vào cõi chết, và linh hồn của Ngài vì tội lỗi đã chết. Nhưng linh hồn Ngài được làm sống lại và Ngài đầu phục Đức Chúa Cha. Đối với Phi-e-rơ đôi khi giữa sự chết và sự sống lại của Đấng Christ Ngài đã thực hiện sự công bố đặc biệt cho “Những linh hồn bị tù.”
Bắt đầu với sự xem xét của Phi-e-rơ về con người như là “linh hồn” không phải là “linh” (3:20) Trong Tân ước từ ngữ “linh” để chỉ về những Thiên sứ hay ma quỷ không phải diễn tả về con người và câu 22 dường như diễn tả theo nghĩa này. Cũng vậy không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng Chúa Giê Xu viếng thăm địa ngục. Công vụ 2:31 nói rằng Ngài đến nơi “giam giữ linh hồn”, nơi nầy không phải là địa ngục. Từ ngữ “Nơi giam giữ linh hồn” được xem như là địa hạt của sự chết. Một nơi tạm để người chết chờ ngày sống lại. Khải Huyền 20:11-15 trong các bản dịch NSAB và NIV cho thấy sự phân biệt rõ ràng giữa hai chỗ. Địa ngục là nơi vĩnh cửu trong ngày cuối cùng để phán xét những người bị hư mất. Nơi giam giữ linh hồn là chỗ tạm thời.
Câu hỏi: Những thú vật nuôi có lên thiên đàng? Những thú vật nuôi có linh hồn không?
Trả lời:
Trong Kinh Thánh không có chỗ nào nói cụ thể về việc liệu thú vật cưng có linh hồn hay có lên thiên đàng không. Mặc dù vậy ta có thể dùng những điều nêu trong kinh thánh để làm sáng tỏ vấn đề . Kinh thánh chép cả con người (Sáng 2:7) và thú vật đều có ‘hơi thở sự sống” (Sáng 1:30; 6:17; 7:15,22)- tức đều là vật sống. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa con người và thú vật là con người được tạo dựng giống như hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng 1:26-27) còn thú vật thì không. Điều này có nghĩa là con người giống như Đức Chúa Trời có khả năng tinh thần, với tâm trí, tình cảm và ý chí và tiếp tục ngay cả sau khi chết . Nếu những thú vật nuôi có linh hồn thì cũng ở bậc thấp hơn. Điều khác biệt này giải thích tại sao thú vật không tiếp tục tồn tại sau khi chết.
Ý kiến khác là Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên các loài thú vật là một phần trong sáng tạo. Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên các loài thú vật và phán rằng chúng nó tốt lành (Sáng 1:25) Vì thế không có lý do nào trên vùng đất mới không có loài thú nuôi. Có vẻ như là thú vật sống trong thời kỳ ngàn năm bình an (Ê-sai 11:6; 65:25). Tuy nhiên không thể nói chắc chắn những thú vật này là những thú vật nuôi được cưng chiều trong lúc chúng ta sống trên đất. Chúng ta phải biết Đức Chúa Trời là Đấng công bình, khi chúng ta lên thiên đàng chúng ta sẽ thấy, dù có thế nào thì ta cũng sẽ hoàn toàn đồng ý với quyết định của Ngài trong vấn đề này.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về khủng long? Có khủng long trong Kinh Thánh không?
Trả lời:
Đề tài về khủng long là đề tài gây tranh cãi lớn trong cộng đồng cơ đốc nhân vì nó liên quan đến niên đại thực của trái đất, đến việc giải nghĩa chính xác cuốn sáng thế, và đến cách cắt nghĩa những chứng cứ ta tìm thấy. Những người tán thành cho niên đại hàng tỉ năm của trái đất thường nhất quán rằng kinh thánh không đề cập gì đến khủng long, bởi vì theo như lập luận của họ thì khủng long đã diệt chủng từ hàng triệu năm trước khi loài người xuất hiện. Chính bản thân những người viết kinh thánh cũng không nhìn thấy khủng long thật.
Còn đối với những người tin vào một niên đại nhỏ hơn (khoảng 6,000 năm) thì có xu hướng tin rằng kinh thánh có đề cập đến khủng long dù không đích xác dùng từ “ khủng long”. Thay vào đó, kinh thánh dùng từ tiếng Hê-bơ-rơ là “tanniyn”- từ này được dịch khác nhau khi chuyển sang tiếng anh. Có lúc thì nó được dịch là “quái vật biển”, có lúc lai là “rắn khổng lồ”, nhưng thường gặp nhất là “rồng”. Từ “tanniyn” có vẻ như là một loài bò sát khổng lồ. Chúng xuất hiện tổng cộng gần 30 lần trong Cựu ước và được tìm thấy cả trên cạn và dưới nước.
Ngoài việc đề cập đến loài bò sát khổng lồ này, thì kinh thánh còn nhắc đến một vài loài sinh vật theo cái cách mà một số học giả tin là người viết muốn nói đến khủng long. Behemoth được biết đến như là loài sinh vật to lớn nhất của Đức Chúa Trời, chúng có đuôi to như cây tùng, cây bách (Gióp 40:15) Một vài học giả cho rằng loài Behemoth này có lẽ là voi hay hà mã. Những người khác lại chỉ ra rằng voi và hà mã có đuôi rất mỏng, không thể so sánh với cây tùng , cây bách được. Trogn khi đó, những loài khủng long như loài Brachiosaurus và loài Diplodocus có đuôi to lớn khiến người ta liên tưởng đến cây tùng, cây bách.
Gần như tất cả mọi nền văn minh cổ đại đều có một vài tác phẩm nghệ thuật vẽ các loài bò sát khổng lồ. Những điêu khắc đá và ngay cả những tượng nhỏ bằng đất sét tìm thấy ở Bắc Mỹ tương đồng với sự mô tả hiện đại về khủng long. Những điêu khắc trên đá tại vùng Nam Mỹ mô tả hình ảnh những người cưỡi những con thú trông giống Diplodocus, lạ kỳ là nhìn chúng rất giống với loài khủng long ba sừng, thằn lằn có cánh, khủng long vua chân ngắn đuôi dài. Các miếng khảm của người La Mã, đồ gốm của người May-a, những bức tường tại thành Ba-by-lôn là bằng chứng cho niềm say mê, ngưỡng mộ xuyên văn hóa, xuyên địa lý đối với những con thú khổng lồ này. Các bằng chứng thuyết phục bao gồm tác phẩm “Il Milione” của Marco Polo cùng với các truyền thuyết về thú dữ khổng lồ. Ngoài một loạt các chứng cứ lịch sử và nhân loại học phi vật chất cho sự đồng tồn tại của khủng long và loài người, là một loạt các chứng cứ vật chất, ví dụ như các dấu chân hóa thạch của con người và khủng long được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Tây Trung Á.
Như vậy, tóm lại trong kinh thánh có chép về khủng long hay không? Câu hỏi này có lẽ còn rất nhiều tranh cãi. Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào việc ta hiểu các chứng cứ ta có thế nào, và thế giới quan của mỗi người. Nếu xét kinh thánh từng câu từng chữ, thì một người tin vào một niên đại ngắn của trái đất (khoảng 6000 năm) sẽ cho rằng việc khủng long tồn tại song song với loài người là hoàn toàn có thể xảy ra và chấp nhận được. Nếu khủng long và loài người đồng tồn tại, vậy thì chuyện gì đã xảy ra với khủng long, tại sao khủng long tuyệt chủng? Dầu rằng kinh thánh không đề cập vấn đề này, có nhiều thông tin cho rằng khủng long tuyệt chủng một thời gian ngắn sau trận đại hồng thủy- hậu quả của những thay đổi môi trường đột ngột, và do bị con người săn giết ráo riết.
Câu hỏi: Vợ của Ca In là ai? Vợ của Ca In có phải là em gái của ông không?
Trả lời:
Kinh Thánh không nói cụ thể vợ Ca in là ai. Chỉ có thể trả lời vợ Ca- in là em gái hoặc cháu gái hay là một người cháu họ của Ca- in. Kinh Thánh không nói khi Ca in giết A-bên, Ca-in bao nhiêu tuổi (Sáng thế ký 4:8). Vì cả hai là nông dân, họ dường như đều là người trưởng thành và có lẽ mỗi người đều có gia đình riêng. A-Đam và Ê-Va chắc có nhiều con hơn là chỉ có Ca-in và A-bên vào lúc A-bên bị giết. Họ có nhiều con thấy được sau này (Sáng thế ký 5:4). Sự kiện Ca-in sợ hãi về chính sự sống của ông sau khi giết A-bên (Sáng thế ký 4:14) cho thấy hình như có nhiều người con khác và có lẽ là cháu nội hay chắt nội của A-Đam và Ê-Va vào lúc bấy giờ. Vợ của Ca-in (Sáng thế ký 4:17) là con gái hoặc cháu gái của A-Đam và Ê-Va.
Bởi vì A-Đam và Ê-Va là những người đầu tiên duy nhất, con cái họ không có sự chọn lựa nào khác hơn là lấy nhau trong dòng họ. Đức Chúa Trời không ngăn cấm hôn nhân trong dòng họ cho đến lâu dài về sau khi có đủ người khiến cho hôn nhân trong dòng họ không còn cần thiết (Lê-vi-ký 18:6-18). Lý do của việc không thể kết hôn cùng dòng họ ngày nay là bởi vì nó tạo ra gien dị thường trong con cái. Điều này do hai người có cùng gien tương tự (Như anh em, chị em ruột) có con với nhau thì có khả năng cao là đặc tính ấy làm gen trội. Khi con người sinh con từ những dòng họ khác nhau ít có khả năng cả hai có cùng đặc tính trùng lặp. Mã gien của con người ô nhiễm tăng cao hơn hàng bao thế kỷ khi khiếm khuyết gien nhân lên, khuếch đại, giảm xuống từ thế hệ này tới thế hệ khác. A-Đam và Ê-Va không có bất kỳ khiếm khuyết gien nào nhờ đó giúp cho họ và một số dòng dõi của con cháu có được khả năng sức khỏe dồi dào hơn chúng ta có hiện nay. Con cái của A-Đam và Ê-Va có rất ít về khiếm khuyết gien vì vậy những cuộc hôn nhân trong dòng họ được an toàn. Điều dường như kỳ lạ nghĩ rằng vợ của Ca-in là em gái của ông ấy. Nhưng vì ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên một người nam và một người nữ, thế hệ thứ hai không có sự lựa chọn nào khác hơn là hôn nhân trong dòng họ huyết thống.
Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về đồng tính luyến ái? Đồng tính luyến ái có phải là tội không?
Trả lời:
Kinh Thánh trước sau như một nói với chúng ta hành động đồng tính luyến ái là tội (Sáng thế ký 19:1-13; Lê-vi-ký 18:22; Rô-ma 1:26-27; I Cô-rinh-tô 6:9). Rô-ma 1:26-27 dạy chúng ta cách cụ thể đồng tính luyến ái là hậu quả của sự từ chối và bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Khi một người tiếp tục ở trong tội lỗi và không tin, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời phó họ càng hơn cho tội lỗi gian ác và sa đọa để chỉ cho họ sự phù phiếm và đời sống vô hi vọng phân rẻ họ với Đức Chúa Trời. I Cô-rinh-tô 6:9-10 công bố rằng kẻ phạm tội đồng tính luyến ái không được thừa hưởng nước Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời không tạo ra sự ham muốn đồng tính luyến ái cho con người. Kinh Thánh nói với chúng ta con người trở thành đồng tính luyến ái bởi vì tội lỗi (Rô-ma 1:24-27) cuối cùng bởi vì sự chọn lựa của chính họ. Một người có thể sinh ra với sự nhạy cảm mạnh với đồng tính luyến ái giống như một người sinh ra có khuynh hướng bạo lực và những tội lỗi khác. Điều đó không phải là lý do để họ chọn lựa tội lỗi và cho rằng vì cớ sự ham muốn tội lỗi vào trong họ. Nếu một người sinh ra với một sự xúc cảm lớn về tính nóng giận hoặc đam mê có phải được quyền thực hiện những ước muốn của mình không? Dĩ nhiên là không! Đối với đồng tính luyến ái cũng giống như vậy.
Tuy nhiên Kinh Thánh không mô tả đồng tính luyến ái như là một tội lớn hơn các tội khác. Tất cả những tội lỗi là phản nghịch với Đức Chúa Trời. Đồng tính luyến ái chỉ là một trong nhiều điều được liệt kê trong I Cô-rinh-tô 6:9-10 làm cho con người xa cách với nước Đức Chúa Trời. Theo lời Kinh Thánh sự tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho người đồng tính luyến ái cũng giống như cho người ngoại tình, kẻ thờ hình tượng, kẻ giết người, trộm cắp.v.v…Đức Chúa Trời hứa ban sức mạnh chiến thắng tội lỗi cho tất cả những ai tin nhận Chúa Giê Xu Christ làm Cứu Chúa của mình, kể cả người đồng tính luyến ái. ( I Cô-rinh-tô 6:11; II Cô-rinh-tô 5:17).
Câu hỏi: Thủ dâm – theo Kinh Thánh có phải là tội không?
Trả lời:
Kinh Thánh không nói trực tiếp rằng thủ dâm là tội, tuy nhiên không cần phải hỏi, bất cứ hành động, suy nghĩ nào dẫn đến thủ dâm đều là tội. Thủ dâm là điểm cuối của hậu quả những ý nghĩ dâm đãng, những kích thích tình dục, những hình ảnh khiêu dâm. Đó mới chính là vấn đề. Nếu những ham muốn xác thịt và khiêu dâm bị từ chối thì vấn đề thủ dâm sẽ không phát sinh. Nhiều người dằn vặt với những cảm giac tội lỗi về thủ dâm, trong khi trên thực tế, những điều dẫn đến việc thủ dâm mới đáng để ăn năn, hối cải.
Kinh Thánh nói với chúng ta phải tránh ngay cả hình thức tình dục vô đạo đức (Ê-phê-sô 5:3) Tôi không thấy làm sao thủ dâm có thể qua được những thử thách đặc biệt. Đôi khi một thử thách tốt cho dầu là tội hay không, cho dầu bạn có hảnh diện để thuật lại cho người khác về những điều mình đã làm hay không, nếu điều đó gây bối rối và làm cho bạn xấu hổ nếu người khác biết được thì điều đó giống như là một tội lỗi. Thử thách tốt khác là quyết định xem chúng ta có thành thật với lương tâm trong sạch để cầu xin Đức Chúa Trời ban phước và sử dụng những việc làm đặc biệt cho mục đích tốt lành của Ngài không. Tôi nghĩ rằng thủ dâm không đủ tiêu chuẩn cho những điều chúng ta tự hào hay thành thật tạ ơn Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh dạy chúng ta: “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Ðức Chúa Trời mà làm.” (I Cô-rinh-tô 10:31) Nếu có chỗ nào nghi ngờ làm điều đó có vui lòng Đức Chúa Trời không thì tốt nhất là nên từ bỏ nó. Chỗ nghi ngờ dứt khoát liên quan đến thủ dâm. “Phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi.” ( Rô ma 14:23) Đối với lời Kinh Thánh tôi không thấy chỗ nào nói thủ dâm có thể được xem là làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Hơn thế nữa chúng ta nên nhớ cả thân thể lẫn linh hồn chúng ta đã được mua chuộc và thuộc về Đức Chúa Trời. “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Ðức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Ðấng mà anh em đã nhận bởi Ðức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Ðức Chúa Trời.” (I Cô-rinh-tô 6:19-20) Lẽ thật lớn lao này cần được mang theo thật sự trên thân thể mình mỗi khi chúng ta làm gì hoặc đi bất cứ nơi đâu. Thế thì trong ánh sáng của luật lệ này tôi dứt khoát nói rằng thủ dâm là tội theo lời Kinh Thánh. Tôi không tin rằng thủ dâm là làm vui lòng Đức Chúa Trời. Phải tránh các hình thức phi đạo đức hay là vượt qua thử thách của Đức Chúa Trời về quyền sở hữu trên chính thân thể chúng ta.