Những câu hỏi rất quan trọng




Câu hỏi: Đức Chúa Trời có hiện hữu không? Có bằng chứng nào về sự thực hữu của Đức Chúa Trời?

Trả lời:
Việc có một Đức Chúa Trời hay không là không thể chứng minh hay phủ nhận. Kinh Thánh dạy chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của Chúa bằng đức tin bởi “Vả không có đức tin, thì chẳng hề có thể nào ở cho đẹp ý Ngài; Vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” (Hê-bơ-rơ 11:6). Nếu Đức Chúa Trời muốn, Ngài có thể hiện ra để chứng minh cho toàn thể thế giới biết sự hiện hữu của Ngài. Nếu như thế, chúng ta không cần đức tin nữa. “Đức Chúa Giê Xu phán: Vì ngươi đã thấy Ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!”(Giăng 20:29.)

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép, “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày này giảng cho ngày kia, đêm này tỏ sự tri thức cho đêm nọ. Chẳng có tiếng, chẳng có lời nói; cũng không ai nghe tiếng của chúng nó. Dây đo chúng nó bủa khắp trái đất, và lời nói chúng nó truyền đến cực địa. Nơi chúng nó Ngài đã đóng trại cho mặt trời” (Thi Thiên 19:1-4). Thử ngắm sao, tìm hiểu về vũ trụ, quan sát những điều kỳ diệu của thiên nhiên, nhìn xem vẻ đẹp của buổi chiều tà – Tất cả những điều đó cho thấy Đức Chúa Trời Đấng sáng tạo. Nếu những điều này chưa đủ, cũng còn có những bằng chứng về Đức Chúa Trời trong tim ta. Truyền đạo 3:11 chép, “…Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người…” Người ta nhận biết rằng trong nơi sâu kín của con người có những điều vượt xa đời sống và thế giới này. Chúng ta có thể chối bỏ điều này về mặt ý chí, nhưng sự hiện diện của Đức Chúa Trời và sự trường tồn của Ngài vẫn cứ ở với chúng ta. Bất chấp những điều này, Kinh Thánh cảnh báo chúng ta sẽ có nhiều người chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 14:1). Xuyên suốt lịch sử của nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới, nhiều nền văn minh trên tất cả các lục địa đều tin rằng có sự tồn tại của một vài loại “Chúa”, chứng tỏ rằng chắc chắn phải có điều gì làm người ta tin như thế.

Thêm vào đó có rất nhiều luận cứ hợp lý về sự thực hữu của Chúa. Đầu tiên là cuộc tranh luận về bản thể học. Những hình thức phổ biến nhất làm căn bản trong việc tranh luận bản thể học thường sử dụng khái niệm Đức Chúa Trời để chứng minh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Nó bắt đầu bằng định nghĩa về Đức Chúa Trời như: “Đó là điều không có gì lớn hơn để nghĩ ra.” Tiếp theo đó là cuộc tranh luận hiện hữu lớn hơn không hiện hữu và do đó quan niệm lớn nhất phải là những gì hiện hữu. Nếu Đức Chúa Trời không hiện hữu thì Đức Chúa Trời không phải là quan niệm lớn nhất – Điều đó sẽ mâu thuẩn với định nghĩa Đức Chúa Trời. Thứ hai là cuộc tranh luận về cứu cánh luận. Cứu cánh luận cho rằng vì vũ trụ bày ra như một kiểu mẫu lạ lùng nên phải có một vị thần vẽ kiểu. Thí dụ: Nếu trái đất chỉ cần vài trăm dặm gần hoặc xa hơn mặt trời nó không có khả năng cung cấp nhiều sự sống như hiện có. Nếu những nguyên tố trong khí quyển chúng ta có điểm khác nhau vài phần trăm sự sống sẽ không còn. Thêm nữa từng phân tử của Prô–tê-in có một chuổi trong 10 lũy thừa 243. Một tế bào đơn được kết hợp bởi hàng triệu phân tử Prô-tê-in.

Luận cứ thứ ba về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là luận cứ về vũ trụ. Mọi tác động đều có nguyên nhân. Vũ trụ này và mọi điều ở trong nó là tác động. Ắt phải có nơi khởi nguồn. Cuối cùng thì phải có “Vô căn” để sắp đặt mọi thứ nguyên nhân cho mọi vật được hiện hữu. “Vô căn” đó là Đức Chúa Trời. Luận cứ thứ tư được biết là luận cứ về đạo đức. Xuyên suốt lịch sử mọi nền văn hóa đều có những hình thức luật lệ. Mọi người có ý thức nhận biết đúng sai. Giết người, nói dối, trộm cắp, vô đạo đức đều bị chối bỏ. Ý thức đúng sai này đến từ đâu? Nếu không phải từ Đức chúa trời.

Mặc dầu vậy, con người sẽ từ chối những kiến thức rõ ràng không thể chối cãi về Đức Chúa Trời và thay vào đó tin vào những lời nói dối. Kinh thánh có chép điều này trong Rô Ma 1:25 “Vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời. A-men”. Kinh Thánh cũng cho biết rằng không thể bào chữa nếu họ không tin Chúa “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.” (Rô Ma 1:20)

Con người nói họ không tin vào Đức Chúa Trời bởi vì “Không khoa học” hay vì “Không có bằng chứng”. Lý do thật sự là khi họ thừa nhận có chúa thì họ cũng nhận ra là họ chịu trách nhiệm trước ngài và cần sự tha thứ từ Ngài (Rô Ma 3:23; 6:23). Nếu Đức Chúa Trời hiện hữu thì chúng ta phải chịu trách nhiệm về những hành động của chúng ta trước Ngài. Nếu Đức Chúa Trời không hiện hữu thì chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mà không cần lo lắng về sự phán xét của Ngài đối với chúng ta. Nó giải thích tại sao rất nhiều người chối bỏ Chúa lại tin vào thuyết tiên hóa, bởi nó đưa cho họ một giải thích khác thay vì Chúa sáng thế. Chúa hiện hữu, và cuối cùng thì ai cũng biết. Sự thực rằng một số người cố gắng chối bỏ Chúa thực ra lại chính là một minh chứng rằng Chúa tồn tại.

Làm sao để biết Chúa hiện hữu? Là cơ đốc nhân, ta biêt Chúa hiện hữu bởi vì ta nói chuyện với Ngài hàng ngày. Chúng ta không nghe Ngài bằng tiếng bình thường có thể thu âm được, nhưng ta cảm nhận được sự thực hữu của Ngài bên ta, ta cảm nhận được tinh yêu của Ngài và mong muốn ân điển của Ngài. Có rất nhiều điều xảy ra trong cuộc sống của ta mà không có lời giải thích nào khác ngoài Chúa. Chúa đã cứu ta và thay đổi cuộc sống của ta, khiến ta không thể tiếp tục chối bỏ Ngài nữa mà thay vào đó là thừa nhận và cảm tạ Ngài. Chẳng có luận cứ trên nào có thể thuyết phục một người thôi chối bỏ điều quá hiển nhiên về Chúa. Cuối cùng thì ta vẫn phải tin vào sự thực hữu của Chúa qua đức tin (Hê-bơ-rơ 11:6). Đưc tin vào Chúa không phải là bước vào nơi tăm tối, mà nó là bước vào một căn phòng sáng nơi rất nhiều người khác đã ở đó rồi.


Câu hỏi: Chúa Giê Xu Christ là ai?

Trả lời:
Trong khi rất nhiều người đặt câu hỏi về sự tồn tại của Chúa, thì rất it người băn khoăn liệu Giê Su Christ là người có thực trong lịch sử. Nhìn chung thì đa phần người ta cho rằng Giê Su đã thực sự sống ở Y-sơ-ra-ên khoảng 2000 năm trước. Tuy nhiên tranh cãi nổ ra khi người ta tìm hiểu về gốc gác, con người của Giê Su. Hầu hết những tôn giáo chính cho rằng Chúa Giê Xu là một nhà tiên tri, một người thầy đáng kính hay là một nhân vật có đời sống mộ đạo. Vấn đề là Kinh Thánh Cơ đốc giáo dạy rằng Chúa Giê Xu không phải chỉ là một nhà tiên tri, một người thầy đáng kính, hay một người đàn ông sống có đạo đức.

C.S.Lewis trong cuốn “Mere Christianity” của ông đã viết như sau “ Điều tôi đang cố gắng làm ở đây là tránh cho người ta kết luận những điều vớ vẩn mà thiên hạ vẫn hay dùng để nói về Ngài (tức Christ) theo kiểu như là: “Tôi tin Chúa Giê Xu Christ là người thầy đáng kính vĩ đại có lối sống đạo đức cao, nhưng tôi không chấp nhận việc Ngài tự nhận mình là Đức Chúa Trời”. Thực ra thì đây là điều tối kị. Nếu một người đàn ông đơn thuần là một con người bình thường mà lại đi nói tất cả những điều Giê Su nói thì người đó thực chất không phải là người thầy đáng kính. Như vậy rõ ràng là, hoặc là anh ta bị điên , hoặc là anh ta là ma quỷ của chốn địa ngục. Tức là ta phải lựa chọn cho mình. Hoặc người ấy là Đức Chúa Trời hoặc là người ấy là kẻ mất trí, điên rồ hoặc còn tệ hơn thế. Hoặc là ta cấm cửa người ấy, nhổ vào mặt anh ta, và giết chết anh ta giống như anh ta là một kẻ bị ma nhập, hoặc là ta quỳ sụp dưới chân người ấy và gọi Người là Chúa. Người không để cho ta có quyền lựa chọn để tin Người là người thầy đáng kính, rồi lại không tin Người là Chúa. Ngay từ đầu, Người đã không có ý định để ta nghĩ về Người như vậy.

Rút cuộc, Giê Su đã tự cho mình là ai? Kinh thánh nói Ngài là ai? Trước hết ta cùng nghiên cứu lời Giê Su nói trong Giăng 10:30 “ Ta với Cha là một”. Thoạt đầu nghe qua ta tưởng lời tuyên bố này khác với việc tự cho mình là Chúa. Tuy nhiên, khi xem xét phản ứng của người Do Thái về câu nói ấy, “Người Giu Đa trả lời rằng: Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời.” (Giăng 10:33). Người Do Thái hiểu câu nói của Chúa Giê Xu giống như việc tự xưng là Chúa, nhưng trong những câu Kinh Thánh tiếp theo Ngài không bao giờ đính chính về điều đó. Nghĩa là Giê Su nói Ngài thực sự là Đức Chúa Trời bởi câu “Ta với Cha là một” (Giăng 10:30) Giăng 8:58 là một thí dụ khác, Giê Xu đã trả lời người Do Thái rằng “Đức Chúa Giê Xu đáp rằng, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi có Áp-ra-ham đã có Ta.” Và thế là người Do Thái lại phản ứng bằng cách nhặt đá lên toan ném vào Chúa Giê Xu (Giăng 8:59) Chúa Giê Xu đã công khai về lai lịch của Ngài khi nói: “TA LÀ” áp dụng trực tiếp vào danh xưng của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước (Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:14).Xét cho cùng, người Do Thái hẳn đã không ném đá Chúa Giê Xu nếu Ngài không nói điều gì mà họ coi như là sự nhạo báng, lộng ngôn, chẳng hạn như tiệc tự xưng danh là Đức Chúa Trời?

Giăng 1:1 nói “Ngôi lời là Đức Chúa Trời”. Giăng 1:14 nói “Ngôi lời đã trở nên xác thịt”. Điều này rõ ràng ám chỉ việc Chúa Giê Xu là phần thịt của Chúa. Một thí dụ khác, Thô –Ma, một môn đồ nói với Chúa: “Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28), Chúa Giê Xu không đính chính gì lời nói ấy của Thô-ma. Sứ đồ Phao- Lô đã mô tả về Ngài như sau: “…Đức Chúa Trời cao cả của chúng tôi và Cứu Chúa Giê Xu Christ (Tít 2:13). Sứ đồ Phi-e-rơ cũng nói như thế: “Đức Chúa Trời của chúng tôi và Cứu Chúa Giê Xu Christ.” (II Phi-e-rơ 1:1.) Đức Chúa Trời đã làm chứng đầy đủ về lai lịch của Chúa Giê Xu như sau: Về Con, Ngài nói “ Ô! Đức Chúa Trời, vương quốc Ngài còn mãi và sự công bình của Ngài ngự trị trong vương quốc”. Những lời tiên tri trong Cựu Ước về thần tánh Ngài như sau: “Vì chúng ta, một đứa trẻ đã được sinh ra, vì chúng ta Chúa đã ban đi cậu con trai độc nhất, quyền cai trị đặt nặng lên vai Người, Người sẽ được xưng là Đấng mưu luận, là Đức Chúa Trời quyền năng, Cha đời đời, Chúa bình an.”

Vì thế, C.S.Lewis đã kết luận, chúng ta không có quyền chọn chỉ tin Giê-su là một người thầy đáng kính. Việc Giê-su tự xưng là Chúa Trời là rất rõ rang và không thể chối cãi. Nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời thì Ngài là kẻ nói dối, do đó không thể là một nhà tiên tri, một người thầy đáng kính hay một người có đạo đức. Khi tìm hiểu sâu xa hơn những lời của Chúa Giê Xu, nhiều học giả hiện đại cho rằng “ Giê Xu là nhân vật lịch sử có thật” nhưng Người đã không nói nhiều điều như Kinh Thánh chép lại về Ngài. Tuy nhiên xét cho cùng thì ta phải tự vấn lại, ta là ai mà lại đi tranh luận với lời của Đức Chúa Trời về những gì Chúa Giê Xu đã nói hoặc không hề nói. Tôi tự hỏi làm thế nào mà một “học giả” cách thời đại của Giê-Su hai ngàn năm lại có thể nhìn nhấu về Ngài hơn là những người đã sống với Ngài, hầu việc Ngài, và được dạy dỗ bởi chính Ngài (Giăng 14:26)?

Cuối cùng thì tại sao con người thật của Chúa Giê Xu lại là vấn để rất quan trọng? Tại sao việc Giê-Su có phải là Chúa hay không lại có nhiều ý nghĩa như vậy? Lý do quan trọng nhất trong việc ta tin Chúa Giê Xu là Đức Chúa Trời lại có tầm ảnh hưởng lớn là vì nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời thì cái chết của Ngài không đủ khả năng để rửa tội cho nhân loại (I Giăng 2:2). Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đền tội thay cho món nợ tội lỗi không thể đếm được (Rô-ma 5:8; II Cô-rinh-tô 5:21). Chúa Giê Xu phải là Đức Chúa Trời thì mới có thể trả thay món nợ cho chúng ta. Chúa Giê Xu phải là trở thành người trần tục thì mới có thể chết đi được. Sự cứu rỗi chỉ có được nhờ đức tin vào Chúa Giê Xu Christ. Thần tánh của Chúa Giê Xu để giải thích tại sao Ngài là con đường cứu rỗi duy nhất. Thần tánh của Chúa Giê Xu để giải thích lời tuyên bố của Ngài: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi Ta không một ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6).


Câu hỏi: Có phải Chúa Giê Xu là Đức Chúa Trời?

Trả lời:
Kinh thánh không có đoạn nào chép Giê-Su nói chính xác ba từ “Ta là Chúa”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Chúa Giê Xu không khẳng định Ngài là Đức Chúa Trời. Hãy xem một thí dụ về lời Chúa Giê Xu trong Giăng 10:30 “Ta với Cha là một”. Ta chỉ cần xem phản ứng của người Do Thái trước lời tuyên bố của Giê-Su thì sẽ biết ngay việc Giê-Su tự xưng mình là Chúa. Người Do Thái ném đá Giê-Su chính là vì điều đó, “… Người là người trần tục, mà lại đi xưng mình là Chúa” (Giăng 10:33). Người Do Thái hiếu chính xác những lời Giê-Su nói- chính là tự nhận mình là Chúa, Giê-Su cũng không đính chính hay phủ nhận việc mình là Chúa. Khi Giê-Su xưng “ ta với Cha là một” (Giăng 10:30), thì ý Giê-Su muốn nói là Ngài và Đức Chúa Trời là cùng một thần tánh. Giăng 8:58 là một thí dụ khác. Giê-Su tuyên bố, “ Ta nói thật, trước khi có Abraham thì đã có ta rồi”. Phản ứng của người Do Thái khi nghe điều này là lập tức ném đá Giê-Su vì tội lộng ngôn, điều này là làm theo luật của Mô-sê đã chép (Lê-vi Ký 24:15)

Giăng chép lại những thần tánh của Giê-Su trong vài đoạn, như “Ngôi lời là Đức Chúa Trời” (Giăng 1:1) và “Ngôi lời đã trở nên xác thịt” (Giăng 1:14). Điều này chỉ rõ Chúa Giê Xu chính là phần thịt của Đức chúa trời. Công vụ 20:28 chép, “…chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài mua bằng huyết.” Ai đã mua Hội Thánh bằng chính huyết mình? Chính là Chúa Giê Xu Christ. Công vụ 20:28 tuyên bố Đức Chúa Trời mua Hội Thánh bằng chính huyết mình. Do đó, Chúa Giê Xu là Đức Chúa Trời.

Thô Ma, một môn đồ nói với Giê-Su, “Lạy Chúa và Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28). Giê-Su khi nghe nhữn g lời này thì không sửa lạị. Tít 2:13 nhắn nhủ ta kiên nhẫn chờ đợi vị Chúa cứu thế, chính là Giê-Su Christ. (xem thêm II Phi-e-rơ 1:1). Theo Hê-bơ-rơ 1:8, Đức Chúa Cha tuyên bố về Giê-Su, “Nhưng nói về Con, Ngài nói ngôi Chúa sẽ còn mãi đời đời. Quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng.” Như vậy, Đức Cha đã gọi Giê- Su là Chúa, tức là Giê-Su thực sự là Chúa.

Trong sách Khải Thị, một thiên sứ đã nhắn sứ đồ Giăng chỉ thờ một chúa (Khải thị 19:10). Một vài chỗ trong Kinh Thánh, Giê-Su đã được tôn thờ (Ma-thi-ơ 2:11; 14:33; 28:9,17; Lu-ca 24:52; Giăng 9:38). Ngài không bao giờ quở trách nếu người ta thờ phượng Ngài. Nếu Giê Xu không phải là Đức Chúa Trời, Ngài đã bảo với mọi người đừng thờ phượng Ngài, như thiên sứ trong sách Khải thị đã làm. Có nhiều câu và những đoạn Kinh Thánh khác cũng giải nghĩa về thần tánh của Chúa Giê Xu.

Lý do quan trọng nhất về câu hỏi Chúa Giê Xu có phải là Đức Chúa Trời là vì nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời thì cái chết của Ngài không thể rửa tội cho toàn nhân loại (I Giăng 2:2). Giê-Su nếu chỉ là người trần tục bình thường thì không thể có đủ khả năng để chuộc tội trước Đức Chúa Trời. Chỉ có Chúa mới có thể làm được điều đó. Chỉ có Đức Chúa Trời mới cất đi tội lỗi của thế gian. (II Cô-rinh-tô 5:21). Chết đi, sống lại là minh chứng cho sự chiến thắng của ngài trước tội lỗi và địa ngục.


Câu hỏi: Thuộc tính của Đức Chúa Trời là gì? Đức Chúa Trời như thế nào?

Trả lời:
Kinh thánh cho ta biết nhiều về Chúa. Nếu không có kinh thánh, thì mọi nỗ lực để mô tả Chúa sẽ chỉ là ý kiến cá nhân, bản thân nó đã không chính xác, nhất là lại là ý kiến vê Chúa (Gióp 42:7). Nếu chỉ nói là ta cần phải tìm hiểu thực ra Chúa thế nào thì không diễn tả hết tầm quan trọng của việc tìm hiểu Chúa. Bởi nếu không hiểu đúng sẽ dẫn tới việc ta thờ phượng các tà thần (Xuất Ê díp tô ký 20:3-5). Tuy nhiên, phải lưu ý là chỉ những gì Chúa muốn khải thị thì ta mới biết. Một trong số những tính cách của Chúa là “ánh sáng”, tức là Chúa tự khải thị mình(Ê-sai 60:19; Gia cơ 1:17). Việc Chúa khải thị không nên bị bỏ qua (Hê-bơ-rơ 4:1). Sáng thế, kinh thánh, ý Chúa đã giáng thế (tức Chúa giê-su) là một cầu nối khác để ta biết Chúa.

Trước hết, Chúa là đấng sáng tạo, và chúng ta là một phần trong sáng thế- đươc tạo ra dưới hình hài giống Ngài ( Sáng thế ký 1:1; Thi Thiên 24:1). Con người trên các tạo vật khác và được cai trị trên muôn loài vạn vật (Sáng thế ký 1:26-28). Con người bị sa ngã hư hoại nhưng nhanh chóng được giúp đỡ bởi công việc của Ngài (Sáng thế ký 3:17-18; Rô Ma 1:19-20). Chỉ cần sự hung vĩ, phức tạp, đẹp đẽ của vũ trụ là ta đã đủ thấy được sự vĩ đại của Chúa.

Xin hãy xem qua một số danh xưng của Đức Chúa Trời để giúp chúng ta biết Đức Chúa Trời như thế nào?

Những danh xưng như sau:
- Ê-Lô-Him: Thần mạnh mẽ (Sáng thế ký 1:1)
- A-Đô-Nai: Cứu Chúa, như là một vị chủ trong mối quan hệ với đầy tớ. (Xuất Ê Díp Tô ký 4:10,13).
- Ên-Ê-Ly-Ôn: Thần cao nhất, mạnh nhất ( Sáng thế ký 14:20)
- Ên-Roi: Thần mạnh chưa từng thấy ( Sáng thế ký 16:13)
- Ên-Sa-Đai: Đức Chúa Trời quyền năng (Sáng thế ký 17:1)
- Ên-Ô-Lam: Đức Chúa Trời đời đời (Ê-sai 40:28)
- Chúa Giê Hô Va: “TA LÀ”, Nghĩa là Đấng Tự Hữu (Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:13,14)

Chúa là vĩnh hằng, nghĩa là Chúa không có nơi khởi nguồn, và sự tồn tại của Ngài sẽ không có điểm kết thúc. Ngài vô định, và bất tử (Phục truyền luật lệ ký 33:27; Thi Thiên 90:2; I Ti-mô-thê 1:17). Đức Chúa Trời không hề thay đổi, điều này nghĩa là Đức Chúa Trời đáng tin cậy (Ma-La-Chi 3:6; Dân-số-ký 23:19; Thi Thiên 102:26,27). Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị, nghĩa là không có vị thần nào giống như. Ngài là Đấng hoàn hảo (II Sa-mu-ên 7:22; Thi Thiên 86:8 Ê-sai 40:25; Ma-thi-ơ 5:48). Không ai có thể hiểu hết về Chúa (Ê-Sai 40:28; Thi Thiên 145:3; Rô-ma 11:33,34).

Đức Chúa Trời công bằng, nghĩa là Ngài không thiên vị (Phục truyền luật lệ ký 32:4; Thi Thiên 18:30). Đức Chúa Trời toàn năng, Ngài có tất cả quyền lực, Ngài có thể làm mọi điều tốt đẹp phù hợp với tính cách của Ngài ( Khải thị 19:6; Giê-rê-mi 32:17,27) Đức Chúa Trời toàn tại, nghĩa là Ngài luôn hiện diện, khắp nơi đều có Ngài, điều này không có nghĩa là mọi vật đều là Đức Chúa Trời (Thi Thiên 139:7-13; Giê-rê-mi 23:23). Đức Chúa Trời toàn tri, nghĩa là Ngài biết từ quá khứ, hiện tại đến tương lai ngay cả những ý nghĩ thoáng qua, bởi vì Ngài biết mọi điều nên sự phán xét của Ngài luôn luôn thực hiện cách công bằng ( Thi Thiên 139:1-5; Châm ngôn 5:21).

Đức Chúa Trời duy nhất, không chỉ có nghĩa không có ai khác mà cũng còn có nghĩa là Đấng duy nhất có thể hiểu những nhu cầu và sự khao khát tận nơi đáy lòng chúng ta và là Đấng duy nhất xứng đáng cho sự thờ phượng và tin kính của chúng ta (Phục truyền luật lệ ký 6:4). Đức Chúa Trời công minh, nghĩa là Đức Chúa Trời không bỏ qua những việc sai quấy. Vì sự công bình và công lý mà Đức Chúa Giê Xu phải trãi qua sự phán xét của Đức Chúa Trời thay cho tội lỗi của chúng ta để chúng ta được tha thứ tội ( Xuất Ê-Díp-Tô ký 9:27; Ma-thi-ơ 27:45-46; Rô-ma 3:21-26).

Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị, nghĩa là Ngài cực trị, tất cả những tạo vật đặt dưới quyền Ngài, Những vật biết được hoặc không biết được đều không thể cản trở mục đích của Ngài (Thi Thiên 93:1; 95:3; Giê-rê-mi 23:20). Đức Chúa Trời là linh hồn, nghĩa là không thể thấy được Ngài (Giăng 1:18; 4:24). Đức Chúa Trời Ba ngôi nghĩa là cả Ba ngôi hiệp một cùng một thực thể, tương đương về quyền năng và vinh hiển. Chú ý những đoạn đầu của Kinh Thánh ghi về Đức Chúa Trời bằng danh từ đơn mặc dầu hình thức có Ba ngôi phân biệt – Cha, Con, Thánh Linh (Ma-thi-ơ 28:19; Mác 1:9-11). Đức Chúa Trời chân thật nghĩa là Ngài hòa hợp với tất cả những gì thuộc về Ngài, liêm khiết và không thể nói dối (Thi Thiên 117:2; 1 Sa-mu-ên 15:29).

Đức Chúa Trời thánh khiết, nghĩa là Ngài tách rời khỏi mọi ô uế về đạo đức và thù ghét với những điều ấy. Đức Chúa Trời nhìn thấy tất cả những điều tội ác và tội ác làm Ngài giận dữ. Chúa thường được ví với hình ảnh bó lửa cháy (Ê-Sai 6:3; Ha-ba-cúc 1:13; Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:2,4,5; Hê-bơ-rơ 12:29). Đức Chúa Trời nhân từ - Điều này bao gồm sự khoan dung, thương xót, lòng tốt, yêu thương- Những từ ngữ này diễn tả sắc thái của lòng độ lượng của Ngài. Nếu không bởi ân điển của Đức Chúa Trời, thì sự thánh khiết của Ngài sẽ không cho phép ta gần Ngài. May mắn là điều đó không xảy ra bởi chúa mong được biết ta (Xuất Ê-Díp-Tô ký 34:6; Thi Thiên 31:19; I Phi-e-rơ 1:3; John 3:16; John 17:3).

Vì Chúa vô hạn, không ai có thể trả lời được câu hỏi này một cách hoàn hảo, nhưng nhờ có kinh thánh, chúng ta đã hiểu nhiều hơn về Chúa. Cầu cho ta luôn tìm kiếm Ngài (Giê-rê-mi 29:13).


Câu hỏi: Cơ Đốc giáo là gì? Niềm tin của Cơ Đốc nhân là gì?

Trả lời:
Cốt lõi của Cơ đốc giáo có thể được gói gọn trong I Cô-rinh-tô 15:1-4. Giê-su chết trên thập tự để chuộc tội cho ta, Ngài được chôn cất, rồi sau ba ngày thì hồi sinh, và vì thế có thể ban cứu rỗi cho những ai tin ở Ngài. Điểm khác biệt với các tôn giáo khác là ở chỗ, Cơ đốc giáo thiên về một mối liên thông với Đức Chúa Trời, chứ không chỉ đơn thuần là một vài những nghi lễ tôn giáo. Thay vì đề ra một danh sách các luật lệ phép tắc thì Cơ đốc giáo đề cao sự thông giao với Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Có được mối giao thông ấy là nhờ Chúa Giê-su và Đức thánh linh sống trong các tín đồ cơ đốc giáo.

Ngoài ra thì còn có những điểm khác giải nghĩa về cơ đốc giáo. Cơ đốc nhân cho rằng kinh thánh là lời của chúa, và có sức mạnh tối cao đối với đức tin (2 Ti-mô-thê 3:16, 2 Phi-e-rơ 1:20-21). Cơ đốc nhân tin vào Chúa tồn tại ở ba thể là –Cha, chúa con (Giê-su) và Thánh linh.

Cơ đốc nhân tin rằng loài người được tạo ra để có mối liên thông với Chúa, nhưng tội lỗi đã tạo ra mối ngăn cách con người và Chúa (Rô-ma 5:12, Rô-ma 3:23). Cơ Đốc giáo dạy rằng Chúa Giê Xu giáng trần và mang đầy đủ thần tánh và nhân tánh (Phi-lip 2:6-11) và Ngài đã chết trên thập tự giá. Cơ Đốc giáo tin rằng sau khi Chúa Giê Xu chết đi và được chôn trong phần mộ thì sau ba ngày Ngài đã sống lại. Rồi Ngài ngồi bên hữu Đức Chúa Cha cầu thay cho các Cơ Đốc nhân đến muôn đời. (Hê-bơ-rơ 7:25). Cơ Đốc giáo cho rằng cái chết của Chúa Giê Xu trên thập tự giá là đủ để trả thay nợ tội cho con người và hàn gắn mối quan hệ với Chúa (Hê-bơ-rơ 9:11-14, Hê-bơ-rơ 10:10, Rô-ma 6:23, Rô-ma 5:8).

Để được cứu rỗi, con người phải đặt đức tin hoàn toàn vào công lao cứu chuộc của Chúa Giê Xu trên thập tự giá. Nếu ai tin vào sự chết của Đấng Christ là chết thay cho mình và trả thế tội lỗi của mình rồi Ngài sống lại, người ấy chắc chắn được cứu. Không có điều gì làm con người được cứu. Không có một ai đủ tốt để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, bởi vì tất cả chúng ta đều là tội nhân (Ê-sai 64:6-7, Ê-sai 53:6) Thứ hai, Không có điều gì làm hơn công việc mà Đấng Christ đã làm, khi Ngài bị đóng đinh trên cây thập tự, Ngài nói: “Mọi sự được trọn” (Giăng 19:30).

Vì cớ không ai có thể tìm được sự cứu rỗi ngoài niềm tin vào sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá thì cũng không ai có thể làm mất đi sự cứu rỗi của người ấy. Nên nhớ rằng công việc đã làm và hoàn tất bởi Đấng Christ. Về sự cứu rỗi không gì độc lập trên chính mỗi người tiếp nhận Giăng 10:27-29 chép: “Chiên Ta nghe tiếng Ta, Ta quen nó và nó theo Ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay Ta. Cha Ta là Đấng lớn hơn hết đã cho Ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha.”

Trong khi các tôn giáo khác yêu cầu một người phải tuân theo một số những luật lệ thì Cơ Đốc giáo chỉ yêu cầu đức tin ở chúa Giê-xu, người đã chêt trên cây thập tự để chuộc tội cho ta, và Ngài đã phục sinh. Món nợ của ta đã được trả, và vì thế ta có mối liên thông với Chúa. Ta có sức mạnh trước tội lỗi, và từ nay sống vâng lời Chúa.


Câu hỏi: Kinh Thánh có phải thật là lời Đức Chúa Trời?

Trả lời:
Câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này sẽ không chỉ quyết đinh cái nhìn về kinh thánh và tầm quan trọng của nó với cuộc sống của chúng ta, mà còn có tầm ảnh hưởng vĩnh hằng. Nếu kinh thánh đúng là lời của Chúa, thì ta nên trân trọng nó, nghiên cứu nó, và hoàn toàn tin tưởng nó. Nếu kinh thánh là lời của Chúa, thì việc phản biện nó chính là chối bỏ chính Chúa. Việc Chúa đưa cho ta kinh thánh chính là minh chứng cho tình yêu của Ngài. Thuật ngữ “khải thị” đơn giản nghĩa là Chúa để cho ta biết Ngài là ai và làm thế nào để có mối liên thông với Ngài. Đó là những điều mà ta không thể biết được nếu Chúa không chủ động nói cho ta biết qua kinh thánh. Mặc dù khải thị của Chúa trong kinh thánh có từ cách đây khoảng 1500 năm rồi, nhưng nó chứa đựng đầy đủ những gì con người cần biết về Chúa để có thể có mối liên thông với Ngài. Nếu kinh thánh là lời của chúa, thì nó là nền tảng để ta có đức tin, đạo đức.

Câu hỏi đưa ra lúc này là làm thế nào ta biết được kinh thánh có phải là lời của Chúa không, chứ không phải chỉ là có phải là cuốn sách hay hay không. Kinh thánh có gi khác biệt với các cuốn sách tôn giáo khác? Có bằng chứng nào cho thấy kinh thánh là lời của chúa? Ta cần phải nghiên cứu kỹ những câu hỏi này nếu ta muốn khẳng đinh rằng kinh thánh là lời của Chúa, được viết hoàn toàn trong sáng, và hoàn toàn đầy đủ để làm nên tảng cho đức tin. Rõ ràng là kinh thánh nhiều đoạn khẳng định nó là lời của chúa. Ví dụ như II Ti-mô-thê 3:15-17 chép rõ ràng: “…Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê Xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cần phải xem xét cả hai bằng chứng: nội tại và khách quan qua đó biết được Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Những bằng chứng nội tại là những điều ghi chép trong Kinh Thánh chính chúng làm chứng về nguồn gốc thần tính. Tính nhất quán trong Kinh Thánh là bằng chứng nội tại đầu tiên cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Mặc dầu có 66 sách riêng biệt được viết trên ba châu lục bằng ba ngôn ngữ khác nhau, thời gian viết ước chừng 1500 năm bởi hơn 40 trước giả (những người có các nghề nghiệp khác nhau) Kinh Thánh tồn tại là một quyển sách nhất quán từ đầu đến cuối mà không hề có những điểm dị biệt. Tính đồng nhất này là độc nhất vô nhị so với các sách khác và là bằng chứng nguồn gốc thần tính của những lời mà Đức Chúa Trời ban cho con người trong cách mà họ ghi chép lại từng lời của Ngài.

Những lời tiên tri ghi chép trong những trang Kinh Thánh là bằng chứng nội tại khác cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh có chép hàng trăm chi tiết những lời tiên tri liên hệ đến tương lai nhiều quốc gia riêng biệt trong đó có Y-sơ-ra-ên, tương lai của những thành phố cụ thể, tương lai của nhân loại và sự hiện ra của Đấng Mê-si là Cứu Chúa không chỉ của Y-sơ-ra-ên nhưng của tất cả những người tin nhận Ngài. Không giống như những lời tiên tri trong những quyển sách tôn giáo khác hay trong sách của Nostradamus. Những lời tiên tri của Kinh Thánh đặc biệt chi tiết và không bao giờ sai sự thật. Chỉ trong Cựu Ước có hơn ba trăm lời tiên tri về Đức Chúa Giê Xu Christ. Không phải chỉ nói đến nơi chốn Chúa sinh ra, gia đình mà Ngài lớn lên nhưng còn nói đến sự chết của Chúa như thế nào và sự sống lại ngày thứ ba. Không có cách giải thích nào hợp lý hơn việc ứng nghiệm những lời tiên tri là do nguồn gốc thần thánh. Không có quyển sách tôn giáo nào khác có phạm vi rộng rãi và cách tiên đoán của những tiên tri như Kinh Thánh đã có.

Bằng chứng nội tại thứ ba về nguồn gốc thần thánh của Kinh Thánh là quyền và sức mạnh độc nhất vô nhị. Trong lúc bằng chứng này có nhiều chủ đề hơn hai bằng chứng nội tại trước, nó không ít lời làm chứng đầy quyền năng về tính thần thánh của nguồn gốc Kinh Thánh. Kinh Thánh có một quyền độc nhất vô nhị không giống như các sách tôn giáo khác. Quyền và sức mạnh này đã làm cho đời sống vô số người được thay đổi qua việc đọc Kinh Thánh. Những người nghiện ngập từ bỏ được cơn ghiền. Những người đồng tính đã được giải thoát khỏi mối quan hệ tội lỗi. Những người bị ruồng bỏ và những kẻ quá mệt mõi đã được thay đổi hoàn cảnh. Những tội phạm nguy hiểm đã chịu đầu phục thay đổi. Những tội nhân được quở trách. Những người ganh ghét nhờ đọc lời Kinh Thánh trở nên yêu thương nhau. Kinh Thánh có chứa đựng sức mạnh và quyền năng thay đổi có thể làm độc nhất vì đây thật là lời của Đức Chúa Trời.

Bên cạnh những bằng chứng nội tại Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời còn có những bằng chứng khách quan cho thấy Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Một trong những bằng chứng này là tính chất lịch sử của Kinh Thánh. Bởi vì những sự kiện chi tiết lịch sử của Kinh Thánh là thật và chính xác được kiểm tra như với bất kỳ văn kiện lịch sử khác. Xuyên qua cả những bằng chứng khảo cổ học và những văn bản khác những địa điểm lịch sử của Kinh Thánh đã được chứng minh là thật và chính xác theo từng thời gian. Sự kiện tất cả những bằng chứng khảo cổ học và văn bản viết tay hổ trợ Kinh Thánh làm thành một quyển văn tự tốt nhất của thế giới cổ. Sự kiện tính chân thật và chính xác của Kinh Thánh ghi lại những bằng chứng lịch sử có thể kiểm tra là sự biểu thị vĩ đại về tính chân thật liên quan với những chủ đề và những học thuyết tôn giáo giúp đỡ chứng minh cho lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời.

Bằng chứng khách quan khác về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là tính chính trực của những tác giả con người. Như được đề cập trước hết, Đức Chúa Trời đã sử dụng những con người từ nhiều bước đi của cuộc sống để ghi chép lại lời của Ngài cho chúng ta. Trong sự nghiên cứu về đời sống của những người này không có lý do tin rằng họ không phải là những người chân thật, ngay thẳng. Xem xét đời sống của họ và sự việc họ sẵn sàng chịu chết (thường là những cái chết đau đớn) cho những gì họ tin, điều đó nhanh chóng trở thành rõ ràng những người bình thường ngay thẳng này thật tin rằng Đức Chúa Trời đã nói với họ. Những người đã viết Tân Ước và hàng trăm tín hữu khác (I Cô-rinh-tô 15:6) biết rõ sự thật về sứ điệp của họ bởi vì họ đã nhìn thấy và trãi qua nhiều thời gian với Chúa Giê Xu Christ sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại. Nhìn thấy thân thể phục sinh được biến hóa của Đấng Christ là một ấn tượng mạnh mẽ của những người này. Họ đi từ chỗ trốn tránh trong sợ hãi đến chỗ sẵn sàng chịu chết cho sứ điệp của Đức Chúa Trời đã khải thị cho họ. Đời sống và sự chết của họ chứng minh cho sự thật Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.

Bằng chứng khách quan cuối cùng về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là sự bền vững của Kinh Thánh. Vì tầm quan của những lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh đã phải chịu đựng nhiều sự tấn công hằn học và mưu toan hủy phá nó hơn nhiều loại sách khác trong lịch sử. Từ những vị hoàng đế La Mã đầu tiên như Diocletian qua đến những nhà độc tài Cộng sản đến thời đại tân tiến của những cuộc bút chiến và những nhà vô thần, Kinh Thánh vẫn đứng vững và tồn tại lâu hơn tất cả những kẻ chống đối và vẫn còn là quyển sách được in ấn rộng rãi nhất trong thế giới ngày nay.

Qua thời gian, nhiều người vẫn cho kinh thánh là một loại thần thoại không có thật, tuy nhiên khảo cổ học lại chứng minh kinh thánh có giá trị lịch sử. Những người khác thì cho rằng kinh thánh dạy những điều cũ kỹ, nhưng giá trị nhân văn và đạo đức của nó thì vẫn có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Nó liên tục bị đưa ra tranh luận bởi khoa học, tâm lý học, các phong trào chính trị, song no vẫn luôn duy trì tính chân thực của nó cho đến ngày nay. Kinh thánh là cuốn sách làm thay đổi cuộc sống và văn hóa của hàng tỷ người suốt 2000 năm qua. Dù người ta có cố gắng tranh luận, hủy hoại,thì kinh thánh vẫn duy trì tính xác thực của nó như khi nó mới ra đời. Đó là nhờ sự bảo vệ từ Chúa. Những điều đó là bằng chứng rõ ràng cho sự kiện Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Không có gì ngạc nhiên cho chúng ta khi không có vấn đề làm sao Kinh Thánh bị tấn công, nó luôn luôn đưa đến sự bền vững và vô sự. Sau cùng, Chúa Giê Xu đã phán: “Trời đất sẽ qua đi nhưng lời của Ta không bao giờ qua đi” (Mác 13:31). Sau khi tìm kiếm bằng chứng người ta có thể nói không nghi ngờ rằng: “Đúng vậy, Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.”


Câu hỏi: Ý nghĩa của đời sống là gì?

Trả lời:
Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Làm sao để tìm được mục đích, hạnh phúc và hài lòng trong cuộc sống? làm sao để đạt được những điều vĩ đại mà lại tồn tại mãi với thời gian? Thế nhưng rất nhiều người chẳng bao giờ băn khoăn về những câu hỏi quan trọng này. Rồi sau đó khi đã sống một thời gian rồi nhìn lại và băn khoăn tại sao các mối quan hệ lại đổ vỡ, và tại sao họ cảm thấy trổng rỗng, thậm chí cả khi họ đã đạt được những điều mà họ đề ra ban đầu. Một vận động viên sau khi đạt đến đỉnh cao của mình khi được phỏng vấn về điều mà anh ta ước ai đó đã nói với anh ta trước khi anh ta bắt đấu sự nghiệp. Anh ta trả lời :” Tôi ước là có ai đó đã nói cho tôi biết là khi lên đến đỉnh, thì chẳng có gì ở đó cả”. Rất nhiều mục tiêu trong cuộc sống của ta đôi khi chỉ bộc lộ sự vô nghĩa của nó khi mà ta đã mất nhiều năm theo đuổi nó.

Trong xã hội, con người theo đuổi nhiều mục đích, và cho rằng sẽ tìm thấy ý nghĩa. Những mục tiêu thường thấy có thể là: Sự thành công trên thương trường, sự giàu có, tạo nhiều mối quan hệ tốt, tình dục, giải trí, và làm việc tốt cho người khác. Rất nhiều người đã làm chứng rằng cho dù họ thành đạt với những mục nhưng vẫn có những khoảng sâu trống vắng trong tâm hồn – một cảm giác trống trãi mà dường như không thể lấp đầy được.

Tác giả của sách Truyền đạo đã nói về cảm giác này khi ông nói: “Hư không! Hư không! Hư không của sự hư không thảy đều hư không”. Tác giả này giàu có không thể đo lường được, khôn ngoan hơn bất kỳ ai trong thời ấy cũng như thời nay, có hàng trăm bà vợ, những lâu đài và vườn tược làm cho cả vương quốc ghen tỵ, thức ăn và rượu uống ngon nhất và có rất nhiều hình thức vui chơi sung sướng. Nếu ông muốn điều gì, thì ông sẽ theo đuổi. Thế nhưng ông đã kết luận “Đời sống dưới mặt trời” (Cuộc đời mà tất cả mọi điều thấy được bằng mắt hay từng trãi bằng tình cãm) là hư không. Tại sao lại như vậy? Bởi vì Đức Chúa Trời tạo nên chúng ta vì những điều vượt xa cuộc sống mà ta trải qua ở đây. Sa-lô-môn đã nói về Đức Chúa Trời: “Ngài cũng đã đặt sự trường tồn bất diệt trong những tấm lòng con người.” Ngay trong trái tim ta, ta tự nhận thức được rằng những thứ ở đây hôm nay không phải là tất cả, còn có cả một cái gì đó mà ta hướng tới.

Trong sách Sáng-thế-ký, sách đầu tiên của Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy Đức Chúa Trời tạo nên con người giống như hình ảnh của Ngài (Sáng thế ký 1:26) Điều này có nghĩa là chúng ta giống Đức Chúa Trời nhiều hơn là bất cứ hình thức sống nào khác. Chúng ta cũng thấy trước khi loài người sa ngã vào tội lỗi và sự rủa sả đến trên thế gian, những điều sau đây là sự thật: (1) Đức Chúa Trời tạo nên con người là sinh vật xã hội. (Sáng thế ký 2:18-25) (2) Đức Chúa Trời cho con người việc làm (Sáng thế ký 2:15) Đức Chúa Trời giao thông với con người (Sáng thế ký 3:8) và (4) Đức Chúa Trời cho con người quyền cai trị trái đất (Sáng thế ký 1:26) Điểm chính yếu trong các chủ đề này là gì? Tôi tin rằng Đức Chúa Trời có ý định thêm tất cả những điều này để làm ứng nghiệm cho chúng ta. Nhưng tất cả những điều này (Đặc biệt là mối giao thông của con người với Đức Chúa Trời) đã vì sự sa ngã vào tội lỗi của loài người và sự rủa sả trên trái đất thành bất lợi, không còn hiện thực. (Sáng thế ký 3)

Trong sách Khải thị, sách cuối cùng của Kinh Thánh, tại điểm chấm dứt của tất cả những sự kiện thời tận thế, Đức Chúa Trời khải thị Ngài sẽ hủy diệt trời và đất hiện hữu như chúng ta biết hiện nay để khởi điểm tình trạng tạo ra trời mới đất mới vĩnh viễn. Vào thời điểm đó Ngài sẽ phục hồi đầy đủ mối giao thông với những người đã được cứu rỗi. Một số người bị phán xét là không xứng đáng bị quăng vào hồ lửa. (Khải thị 20:11-15) và sự rủa sả tội lỗi sẽ chấm dứt, tại nơi đó không còn có tội lỗi, buồn rầu, bệnh tật, sự chết hay đau đớn.v.v…(Khải thị 21: 4) những người tin Chúa sẽ thừa kế mọi thứ; Đức Chúa Trời sẽ ở với họ, và họ sẽ làm con của Ngài (Khải thị 21:7) Như vậy chúng ta đến điểm hoàn tất vòng tròn trong đó Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta để giao thông với Ngài; con người phạm tội phá vỡ mối giao thông đó; Đức Chúa Trời phục hồi mối giao thông trọn vẹn trong tình trạng vĩnh cửu với những người được cứu rỗi xứng hiệp với Ngài. Bây giờ xuyên qua cuộc đời con người thành đạt mọi thứ nhưng sự chết phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời vĩnh viễn đó là điều duy nhất còn tệ hơn là không có gì cả. Nhưng Đức Chúa Trời làm một con đường không phải chỉ làm cho hạnh phúc đời đời (Lu-ca 23:43) nhưng cũng làm cho cuộc sống này thỏa vui và đầy ý nghĩa tốt đẹp. Bây giờ làm sao để hạnh phước trường tồn và đạt được “Thiên đàng trên đất”?

Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG NHỜ CHÚA GIÊ XU CHRIST:

NÝ nghĩa thực của cuộc sống, cả thực tại và vĩnh hằng, có được nhờ sự hàn gắn mối quan hệ với Chúa- mối quan hệ đã mất đi khi A-đam và Ê-va sa ngã vào tội lỗi. Mối quan hệ với Chúa chỉ có được nhờ Giê-xu (Công 4:12; Giăng 14:6; Giăng 1:12). Có được cuộc sống vĩnh hằng khi ta hối cải về tội lỗi của mình (không còn muốn tiếp tục sống như vậy nữa) và Giê-su đã thay đổi con người ta, biến ta thành những con người mới, và tin vào cứu Chúa.

Ý nghĩa thật sự của cuộc sống không chỉ tìm thấy khi chấp nhận chúa Giê-xu là cứu chúa, mà nó còn bắt đầu khi ta theo chúa, tìm hiều về Ngài, dành thời gian đọc kinh thánh, nói chuyện với Ngài qua cầu nguyện, và vâng lời Ngài trong mọi điều. Nếu bạn không phải là một cơ độc nhân(hoặc là một tín đồ mới), bạn có thể tự bảo mình rằng “nghe chẳng có gì hấp dẫn lắm”, nhưng Giê-su đã nói như sau:

“Hỡi những kẻ mệt mõi và gánh nặng! Hãy đến cùng Ta! Ta sẽ cho các con được yên nghĩ. Ta có lòng nhu mì và khiêm nhường, hãy gánh lấy ách của Ta và học theo Ta thì linh hồn các con sẽ được yên nghĩ vì ách của Ta dễ chịu và gánh của Ta nhẹ nhàng.” (Mat-thi-ơ 11:28-30) “Còn Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.” (Giăng 10:10b) “Nếu ai muốn theo Ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ Ta mà mất sự sống thì sẽ được lại.” (Ma-thi-ơ 16:24-25) “Hãy khoái lạc nơi Đức Giê Hô Va, thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước.” Thi Thiên 37:4

Mấy đoạn này ý muốn nói ta có lựa chọn. Hoăc là có thể tiếp tục tự mình lần mò cuộc sống, rồi thấy trống rỗng, hoặc có thể hiến dâng cho Chúa, và Ngài sẽ chỉ dẫn và ban cho bạn cuộc sống đầy ý nghĩa. Có được như vậy là nhờ tình yêu thương của Chúa, bởi vì Ngài mong muốn điều tốt đẹp nhất cho ta (không nhất thiết là cuộc sống dễ dàng nhất, không khó khăn chút nào, mà ý ở đây là cuộc sống đầy ý nghĩa)

Cuộc sống cơ đốc nhân cũng có thể được lấy ví dụ minh họa giống như việc chọn mua vé đắt tiền ở một sự kiện thể thao gần với vận động viên, hoặc chọn mua vé rẻ tiền và xem trấn đấu từ xa. Việc chọn ghế hàng đầu để gần Chúa rõ ràng là những gì ta nên chọn, nhưng đáng tiếc thay lại không phải số đông chúng ta làm. Làm chứng nhân cho bàn tay của Chúa trước hết là phải dừng hêt việc chạy theo ước muốn riêng tư để có tâm trí theo đuổi mục đích Chúa ban cho ta. Những người như vậy đã “mua vé” (tức chấp nhận mong muốn của Chúa cho cuộc sống của ta), và vì thế có thể tận hưởng cuộc sống, đối mặt với cuộc sống không hối tiếc. Vậy bạn đã “mua vé” cho mình chưa? Bạn có ý định làm vậy không? Nếu có, thì bạn sẽ không bao giờ phải trăn trở ý nghĩa cuộc sống nữa.


Câu hỏi: Đức Chúa Trời có thật không?

Trả lời:
Ta biết Chúa có thật bởi vì Ngài khải thị qua ba cách: Sáng thế, kinh thánh và Chúa Giê-su.

Sáng thế là bằng chứng cơ bản nhất cho sự hiện hữu của chúa. “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô Ma 1:20). “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm” (Thi Thiên 19:1).

Nếu tình cờ nhặt được một chiếc đồng hồ đeo tay giữa một cánh đồng, thì tôi sẽ không cho rằng tự nó xuất hiện ở đấy, hay nó đã luôn ở đấy. Dựa vào thiết kế phức tạp của đồng hồ, tôi cho rằng hẳn có một người đã làm ra nó. Thử nhìn xung quanh ta, có rất nhiêu thiết kế phức tạp hơn, chính xác hơn. Thời gian không phải đo lường dựa vào đồng hồ, và vào đôi bàn tay Chúa- ở đây chỉ vòng quay của trái đất.

Giả sử nếu tôi tìm thấy một văn bản mã khóa, thì tôi cần phải tìm được người mở mật mã. Tôi giả định là đã có một người thông minh đã tạo ra mật mã ấy. Thử nhìn mã DNA trong mỗi tế bào con người, sự phức tạp của nó là một minh chứng cho Chúa sáng thế.

Không chỉ tạo ra một thế giới vật chất dồi dào, Chúa còn đặt vào mỗi trái tim con người nhận thức về bất tử (Truyền đạo 3:11). Con người có khả năng bẩm sinh để cảm nhận rằng còn có nhiều điều đằng sau cuộc sống mà mắt trần thấy được, rằng có tồn tại của đấng cao hơn. Vì nhận thức ấy mà ta thường thấy con người thể hiện qua 2 hình thức: tạo ra luật lê, phép tắc hoặc thờ phượng thần thánh.

Mỗi nền văn minh xuyên suốt lịch sử có những giá trị đạo đức cơ bản tương đối giống nhau. Ví dụ, ý tưởng về tình yêu thương bác ái thì được chấp nhận khắp nơi, còn hành động nói dối thì bị lên án. Nhận thức đúng sai này đều là nhờ một đức tối cao- Chúa.

Tương tự như vậy, tất cả con người trên thế giới, bất kể văn hóa, đều có hệ thống thờ phượng. Chủ thế có thể khác nhau, song ý thức về đấng “cao hơn”thì đều giống nhau. Xu hướng thờ phượng của ta là vì Ngài tạo ra ta”giống như hình ảnh Ngài” (Sáng thế ký 1:27).

Chúa còn khải thị cho ta qua kinh thánh. Suốt cuốn kinh, sự hiện hữu của chúa được coi là sự thật tự hữu (Sáng thế ký 1:1; Xuất Ê-díp-tô ký 3:14). Khi Bên-Gia-Min Franklin viết tự truyện của ông, ông không phí thời gian chứng minh rằng ông tồn tại. Cũng vậy, Đức Chúa Trời không dành thời gian chứng minh sự hiện hữu của Ngài trong kinh thánh. Bản chất của kinh thánh có thể lam thay đổi cuộc sống của hàng triệu người, tính xác thực của nó, và những điều kỳ diệu xảy ra khi sách được viết đã đủ để ta muốn nghiên cứu sâu hơn.

Cách thức thứ ba Chúa khải thị cho con người là qua Chúa Giê Xu Christ (Giăng 14:6-11). “Ban đầu có Ngôi lời, Ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi lời là Đức Chúa Trời. Ngôi lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta” (Giăng 1:1;14).

Suốt cuộc đời của mình, Chúa Giê-su đã tuân theo đúng luật Cựu Ước một cách hoàn hảo và ứng với những tiên đoán về đấng mê-si (Ma-thi-ơ 5:17). Ngài đã làm vô số việc của tình yêu thương và những phép lạ trước dân chúng để xác nhận sứ điệp của Ngài và làm chứng về thần tánh của Ngài (Giăng 21:24-25). Rồi ba ngày sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá Ngài đã sống lại từ trong sự chết, một sự kiện được hàng trăm nhân chứng xác nhận (1 Cô-rinh-tô 15:6). Những ghi chép lịch sử đầy dẫy bằng chứng về con người Giê Xu như lời sứ đồ Phao Lô đã nói: “Những việc này không phải làm ra trong góc nhà.” (Công vụ các sứ đồ 26:26)

Chúng tôi nhận thấy rằng sẽ có những người luôn hoài nghi xem xét Đức Chúa Trời, và tìm kiếm bằng chứng. Và cũng có những người mà dù có bao nhiêu bằng chứng đi chăng nữa cũng không thuyết phục được (Thi Thiên 14:1). Tất cả đều đến từ đức tin (Hê-bơ-rơ 11:6).


Câu hỏi: Đức Thánh Linh là ai?

Trả lời:
Có rất nhiều quan niệm sai lầm về danh tính thực của Đức Thánh Linh. Một vài quan điểm cho Đức Thánh Linh là một năng lực thần bí. Nhiều người khác hiểu Đức Thánh Linh là quyền năng mà Chúa dành cho tất cả các tín đồ của mình (tức là không có tính cá nhân). Vậy Kinh Thánh nói gì Đức Thánh Linh? Nói đơn giản thì kinh thánh nói rõ đức thánh linh là Chúa. Kinh Thánh cũng nói với chúng ta rằng Đức Thánh Linh là một thân vị có đầy đủ lý trí, tình cảm, và ý chí.

Sự thật rằng Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời có thể tìm thấy rất nhiều đoạn trong kinh thánh, bao gồm Công vụ các sứ đồ 5:3-4. Trong những câu Kinh Thánh này, Phi-e-rơ đứng trước mặt A-na-nia hỏi tại sao ngươi nói dối Đức Thánh Linh và nói với ông ta rằng “Ngươi đã nói dối không phải với con người mà là với Đức Chúa Trời”. Lời công bố này rõ ràng nói dối Đức Thánh Linh là nói dối Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có thể biết Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời bởi vì Ngài có những thuộc tính của Đức Chúa Trời. Thí dụ Đức Thánh Linh toàn tại được chép trong Thi Thiên 139:7-8 “Tôi sẽ đi đâu xa thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, nếu tôi nằm dưới âm phủ, kìa Chúa cũng có ở đó.” Tiếp theo trong I Cô-rinh-tô 2:10 chúng ta thấy thuộc tính toàn tri: “Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa.”

Chúng ta có thể biết Đức Thánh Linh thật là một thân vị bởi vì Ngài có lý trí, tình cảm và ý chí. Đức Thánh Linh có suy nghĩ và thông biết (I Cô-rinh-tô 2:10) Đức Thánh Linh có thể bị làm buồn (Ê-phê-sô 4:30) Đức Thánh Linh cầu khẩn thế cho chúng ta (Rô-ma 8:26-27) Đức Thánh Linh thực hiện những quyết định phù hợp với ý chí của Ngài (I Cô-rinh-tô 12:7-11). Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời là ngôi thứ ba trong Ba ngôi. Vì là Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh có chức năng thật của Thần yên ủi và Thần lẽ thật mà Chúa Giê Xu hứa Ngài sẽ đến (Giăng 14:16,26 và Giăng 15:26).


Câu hỏi: Có phải Kinh Thánh nói về thần tánh của Đấng Christ không?

Trả lời:
Để thêm vào những lời loan báo cụ thể của Chúa Giê Xu về chính mình Ngài, các môn đồ của Ngài cũng thừa nhận về thần tánh của Đấng Christ. Họ đã công bố rằng Chúa Giê Xu có quyền tha tội – một vài điều chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền làm vì cớ Đức Chúa Trời là Đấng không bị tội lỗi xúc phạm. (Công vụ các sứ đồ 5:31; Cô-lô-se 3:13; xem thêm Thi Thiên 130:4; Giê-rê-mi 31:34) Trong sự tiếp xúc gần với lời công bố sau cùng này Chúa Giê Xu cũng nói Ngài là Đấng sẽ “Phán xét sự sống và sự chết” (II Ti-mô-thê 4:1) Thô Ma khóc về Chúa Giê Xu: “ Lạy Chúa là Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28) Phao Lô gọi Chúa Giê Xu: “Ngài là Đức Chúa Trời và Cứu Chúa cao cả” (Tít 2:13) và chỉ ra rằng trước khi Chúa Giê Xu trở thành nhục thể Ngài đã hiện diện trong hình ảnh Đức Chúa Trời (Phi-líp 2:5-8) Tác giả của thơ Hê-bơ-rơ đã nói về Chúa Giê Xu: “Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia,” (Hê-bơ-rơ 1:8) Giăng tuyên bố: “Ban đầu có ngôi lời, ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời, và ngôi lời (Chúa Giê Xu) là Đức Chúa Trời.” (Giăng 1:1) Những thí dụ trong Kinh Thánh dạy về thần tánh của Đấng Christ có thể còn rất nhiều. (Xem trong Khải Huyền 1:17; 2:8; 22:13; I Cô-rinh-tô 10:4; I Phi-e-rơ 2:6–8; Xem thêm Thi Thiên 18:2; 95:1; I Phi-e-rơ 5:4; Hê-bơ-rơ 13:20) ngay cả trong những câu này cho thấy thần tánh của Chúa Giê Xu qua sự xưng nhận của các môn đồ Ngài.

Chúa Giê Xu cũng được ban cho danh hiệu độc nhất là Đức Giê Hô Va (Danh xưng quen thuộc của Đức Chúa Trời) trong Cựu Ước. Danh xưng “Đấng Cứu Thế” trong Cựu Ước (Thi Thiên 130:7, Ô-sê 13:14) được dùng cho Chúa Giê Xu trong Tân Ước (Tít 2:13; Khải Huyền 5:9) Chúa Giê Xu được gọi là Em-ma-nu-ên (Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta trong Ma-thi-ơ 1) Trong Xa-cha-ri 12:10 Đức Giê Hô Va nói rằng: “Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm.” Nhưng trong Tân Ước áp dụng câu này trong việc đóng đinh Chúa Giê Xu trên cây thập tự (Giăng 19:37; Khải Huyền 1:7). Nếu chính Đức Giê Hô Va đã nói: Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm và Chúa Giê Xu cũng như vậy thì Chúa Giê Xu là Đức Giê Hô Va. Phao Lô trích từ Ê-Sai 45:22–23 áp dụng vào Chúa Giê Xu trong Phi Líp 2:10-11. Hơn nữa danh Giê Xu được đặt bên cạnh lời cầu nguyện trong danh Đức Giê Hô Va: “ Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, là Cha, và bởi Đức Chúa Giê Xu Christ, là Chúa chúng ta.” (Ga-la-ti 1:3; Ê-phê-sô 1:2) Nếu Đấng Christ không phải là Đức Chúa Trời điều này là một sự phạm thượng. Trong mạng lệnh làm báp têm của Chúa Giê Xu, danh xưng Chúa Giê Xu đi cùng với danh xưng Đức Giê Hô Va: “Nhân danh (số ít) Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh.” (Ma-thi-ơ 28:19; cũng xem II Cô-rinh-tô 13:14) Trong sách Khải Huyền Giăng nói tất cả tạo vật ngợi khen Đấng Christ (chiên con) – Như vậy Đấng Christ không phải là một phần trong tạo vật (5:13).

Những hành động đã hoàn thành bởi Đức Chúa Trời được tin nơi Chúa Giê Xu. Chúa Giê Xu không chỉ sống lại từ trong kẻ chết (Giăng 5:21; 11:38–44) và tha thứ tội (Công vụ 5:31; 13:38) Ngài đã tạo nên và duy trì vũ trụ (Giăng 1:2; Cô-lô-se 1:16-17) Điểm này làm cho thuyết phục nhiều hơn khi người ta xem xét Đức Giê Hô Va nói rằng Ngài là Đấng duy nhất trong thời gian sáng tạo (Ê-sai 44:24) Hơn nữa Chúa Giê Xu có những thuộc tính chỉ Đức Chúa Trời mới có: Đời đời (Giăng 8:58) Toàn tại (Ma-thi-ơ 18:20, 28:20) Toàn tri (Ma-thi-ơ 16:21) Toàn năng (Giăng 11:38-44).

Bây giờ thần tánh của Đấng Christ chứng minh Ngài là Đức Chúa Trời hay là để lừa gạt người ta tin vào điều đó, có một số điều trong toàn thể chứng minh như: Đấng Christ dâng đời sống Ngài làm bằng chứng cho lời tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời bằng nhiều phép lạ và ngay cả Ngài sống lại từ trong kẻ chết. Một số phép lạ của Chúa Giê Xu như “Hóa nước thành rượu” (Giăng 2:7) “Đi bộ trên mặt nước” (Ma-thi-ơ 14:25) “Hóa bánh cho nhiều người ăn” (Giăng 6:11) “Làm sáng mắt người mù” (Giăng 9:7) “Người què đi được” (Mác 2:3) “Chữa lành nhiều người bệnh” (Ma-thi-ơ 9:35; Mác 1:40–42) và ngay cả kêu kẻ chết sống lại (Giăng 11:43–44; Lu-ca 7:11–15; Mác 5:35) Hơn nữa Đấng Christ chính mình sống lại sau khi chết khác xa với những thuật gọi hồn trong những truyện thần thoại của thế giới ngoại đạo. Không giống với sự phục sinh được nghiêm túc loan báo của những tôn giáo khác và không có những sự khẳng định nhiều hơn thuộc về Kinh Thánh. Theo Dr. Gary Habermas, có ít nhất mười hai sự kiện mà các học giả ngoại đạo phải thừa nhận:

1. Đức Chúa Giê Xu đã chết bởi sự đóng đinh.
2. Chúa Giê Xu đã bị chôn.
3. Sự chết của Ngài đã gây cho các môn đồ sự tuyệt vọng và mất hi vọng.
4. Ngôi mộ của Chúa đã được lấp kín nhưng ít ngày sau đã trống rổng.
5. Những môn đồ đã quả quyết họ gặp Chúa hiện ra sau khi Ngài sống lại.
6. Sau sự kiện này các môn đồ đã được biến đổi từ những người nghi ngờ trở thành người tin quả quyết.
7. Sứ điệp này trở thành trung tâm của việc truyền giảng trong Hội Thánh đầu tiên.
8. Sứ điệp này đã được truyền giảng tại Giê-ru-sa-lem.
9. Kết quả hiển nhiên của việc truyền giảng là Hội Thánh đã được khai sinh và lớn lên.
10. Ngày Phục sinh, ngày Chúa nhật, được Hội Thánh dùng làm ngày thờ phượng đầu tiên thay thế cho ngày Sa Bát (Ngày thứ Bảy).
11. Gia Cơ, một người hoài nghi đã trở lại đạo vì ông tin là đã thấy Chúa phục sinh.
12. Phao Lô, kẻ thù của Cơ Đốc giáo, đã trở lại đạo trong một kinh nghiệm mà ông tin rằng đã thấy Chúa phục sinh hiện ra.

Cho dầu có một số người chống lại bảng liệt kê cụ thể này nhưng chỉ vài điều đã đủ để chứng minh sự phục sinh đã được ghi chép trong Phúc âm: Sự chết của Chúa Giê Xu, sự chôn, sự sống lại và sự hiện ra (I Cô-rinh-tô 15:1-5) Trong khi có thể có nhiều lý thuyết giải thích về một hoặc hai sự kiện ở trên thì sự phục sinh giải thích tất cả. Những nhà phê bình đã thừa nhận các môn đồ đã loan báo họ nhìn thấy sự phục sinh của Chúa. Hoặc là họ nói dối hoặc là do ảo giác, nhưng những điều đó có làm thay đổi con người như đường lối của sự phục sinh đã làm? Trước hết, làm vậy họ được lợi ích gì? Cơ Đốc giáo lúc ấy chưa phổ biến chắc chắn không làm cho họ kiếm được nhiều tiền. Điều thứ hai, những người nói dối không bao giờ trở thành người tuận đạo thật. Không có cách giải thích nào tốt hơn cho sự phục sinh vì cớ lòng tự nguyện của các môn đồ để chết bằng những cái chết khủng khiếp cho niềm tin của họ. Vâng, dầu có nhiều người chết cho sự dối trá mà họ nghĩ là thật. Nhưng không một người nào chết cho một việc mà họ biết là không có thật.

Kết luận: Đấng Christ đã công bố Ngài là Đức Giê Hô Va, Ngài là Đức Chúa Trời (Không phải là “Thần” – mà là Đức Chúa Trời thật) Những môn đồ của Ngài (Những người Do Thái đã từng bị khiếp sợ bởi thần tượng) đã tin Ngài cũng như nương dựa vào Ngài. Đấng Christ đã chứng minh lời tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời qua những phép lạ bao gồm sự phục sinh làm thay đổi thế giới. Không có một giả thiết nào khác giải thích những sự kiện này.


Câu hỏi: Cơ Đốc nhân có phải tuân theo luật pháp Cựu Ước không?

Trả lời:
Chìa khóa để hiểu vấn đề này là rằng luật pháp Cựu Ước ban cho quốc gia Y-sơ-ra-ên, không phải cho Cơ Đốc nhân. Cựu ước lưu lại một số điều luật dạy người Y-sơ-ra-ên biết vâng lời và làm vui lòng Đức Chúa Trời (Thí dụ như Mười điều răn), một số điều chỉ cách thờ phượng Đức Chúa Trời (Như hệ thống dâng tế lễ), một số điều chỉ đơn giản phân biệt Người Y-sơ-ra-ên khác với các quốc gia khác (luật về thực phẩm và y phục). Luật pháp Cựu Ước không áp dụng cho chúng ta ngày nay. Khi Chúa Giê Xu chết trên thập tự giá, Ngài đã đặt dấu chấm hết cho luật pháp Cựu Ước (Rô-ma 10:4; Ga-la-ti 3:23-25; Ê-phê-sô 2:15).

Thay vì tuân theo luật pháp Cựu Ước, chúng ta nghe theo Đấng Christ (Ga-la-ti 6:2)-“Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình”. Nếu chúng ta làm hai điều này, chúng ta sẽ làm đầy đủ tất cả những gì Chúa muốn chúng ta làm. “Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.” (Ma-thi-ơ 22:40). Nói thế không có nghĩa là luật Cựu ước không liên quan gì đến chúng ta ngày nay. Rất nhiều luật trong Cựu ước thì nằm trong nghĩa “yêu mến Chúa” và “yêu mến người thân cận”. Luật Cựu Ước có thể là kim chỉ nam để ta biết thế nào là yêu mến Chúa và người khác. Tuy nhiên, nếu nói là ta phải tuân theo luật cựu ước thì chưa chính xác. “Vì này là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài. Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề” (I Giăng 5:3). Mười điều răn là tổng kết của toàn bộ cựu ước. Chín điều trong số ấy cũng được tìm thấy trong Tân ước (Ngoại trừ điều răn giữ ngày Sa-bát). Lẽ đương nhiên nếu chúng ta yêu Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không thờ phượng thần nào khác hay hình tượng. Nếu chúng ta yêu mến những người chung quanh chúng ta, chúng ta sẽ không giết họ, nói dối họ, phạm tội tà dâm chống lại họ, hay ghen tị với họ. Mục đích của Cựu ước là để cho ta thấy con người không có khả năng tuận theo luật, và vì thế cho ta thấy ta cần một cứu chúa- Giê su. Cựu ước không phải là luật quốc tế cho tất cả mọi người mọi thời điểm. Chúng ta yêu Đức Chúa Trời và yêu mến người lân cận chúng ta. Nếu chúng ta trung thành làm hai điều này, thì ta đã giữ đúng những gì chúa mong muốn ở ta.


Câu hỏi: Làm thế nào tôi biết ý Chúa?

Trả lời:
Có hai cách để biết ý Chúa về một vấn đề: (1) Chắc chắn về điều bạn đang cầu xin hoặc xem xét việc làm không phải là điều cấm kị trong kinh thánh. (2) Chắc chắn về điều bạn đang cầu xin hoặc xem xét việc làm sẽ vinh hiển Đức Chúa Trời và giúp cho bạn trưởng thành thuộc linh. Nếu hai điều này là thật mà Đức Chúa Trời vẫn không ban cho bạn những gì bạn cầu xin – thế thì có lẽ đó không phải là ý Chúa để bạn làm điều đó . Hay đôi khi bạn cần phải chờ đợi thêm. Đôi khi cũng không dễ dàng gì để biết ý Chúa. Con người muốn Đức Chúa Trời nói cho họ chính xác những gì họ phải làm như : Làm việc ở đâu, sống ở đâu, kết hôn với ai.v.v…Chúa hiếm khi đưa ra thông tin trực tiếp và cụ thể. Chúa cho phép ta đưa ra lựa chọn cho cuộc sống của mình.

Rô-ma 12:2 nói cho chúng ta, “Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thế nào.” Điều duy nhất Chúa không muốn ta làm là ta lựa chọn để tội lỗi và chống lại ý Ngài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta lựa chọn đúng đắn, hòa hợp với ý muốn của Ngài. Vậy làm thế nào để biết ý Chúa dành cho bạn? Nếu bạn luôn đi gần bên Chúa và thật lòng khao khát ý Chúa cho đời sống của mình, Đức Chúa Trời sẽ để bạn mong muốn làm những điều Ngài muốn làm. Điều chính yếu là bạn muốn theo ý Chúa, chứ không phải theo ý riêng bạn. “Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê Hô Va, thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước.” (Thi Thiên 37:4) Nếu Kinh Thánh không nói chống lại ý bạn và ý đó lợi ích thật cho tâm linh bạn thì lời Kinh Thánh cho phép bạn quyết định lựa chọn và nghe theo trái tim mình. Nếu bạn thực lòng tìm kiếm ý chúa với một trái tim rộng mở và một linh hồn khiêm nhường trước Chúa, Ngài sẽ để bạn biết ý Ngài.


Câu hỏi: Có phải sự cứu rỗi chỉ nhờ Đức tin hay nhờ đức tin cộng với việc làm?

Trả lời:
Có lẽ đây là câu hỏi quan trọng nhất trong thần học Cơ Đốc giáo. Câu hỏi này là nguyên nhân gây ra một cuộc cải chánh giáo hội – Sự tách rời giữa giáo hội Tin lành và giáo hội Thiên Chúa. Câu hỏi này là điểm then chốt đánh dấu sự khác nhau giữa tín đồ cơ đốc giáo và các tín đồ gần giống cơ đốc giáo. Có phải sự cứu rỗi chỉ nhờ đức tin hay sự cứu rỗi nhờ đức tin cộng với việc làm. Có phải ta được cứu chỉ nhờ tin vào Chúa Giê Xu hay phải làm một vài việc nhất định nào đó?

Một số đoạn Kinh Thánh chưa nhất quán gây nên nhiều tranh luận cho câu hỏi sự cứu rỗi chỉ nhờ đức tin hay nhờ đức tin cộng với việc làm. So sánh Rô ma 3:28, 5:1 và Ga-la-ti 3:24 với Gia Cơ 2:24. Một số người thấy sự khác biệt giữa Phao Lô (Chỉ nhờ đức tin mà được cứu) và Gia Cơ (Được cứu bởi đức tin cộng với việc làm). Vấn đề này được giải quyết khi ta đi sâu nghiên cứu những điều Gia Cơ nói. Gia cơ bác bỏ ý kiến cho rằng một người có đức tin mà lại không việc tốt (Gia cơ 2:17-18). Ở đây Gia cơ muốn nhấn mạnh rằng đức tin sẽ thay đổi con người và người có đức tin sẽ làm việc tốt (Gia cơ 2:20-26). Gia cơ không phải có ý nói rằng cứu rỗi là nhờ vào đức tin cộng với việc làm, mà ý là nếu người đó có đức tin thì khắc sẽ làm nhiều việc tốt. Nếu một người xưng mình là tín hữu nhưng không có những việc làm tốt thì người ấy hình như không có đức tin thật vào Đấng Christ. (Gia cơ 2:14,17, 20,26).

Phao Lô cũng nói như thế trong những thư tín của ông. Bông trái tốt phải hiện hữu trong đời sống của cơ đốc nhân (Ga-la-ti 5:22-23). Ngay sau khi nói với chúng ta về sự cứu rỗi nhờ đức tin, không phải bởi việc làm (E-phê-sô 2:8-9), Phao Lô cho biết chúng ta được tạo nên để làm việc tốt lành (Ê-phê-sô 2:10). Phao Lô cũng như Gia Cơ kỳ vọng một sự thay đổi lớn trong đời sống của cơ đốc nhân sau khi có đức tin: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (II Cô-rinh-tô 5:17). Phao Lô và Gia cơ không có sự bất đồng nào trong những giảng dạy của họ về sự cứu rỗi. Chỉ là họ tiến nhìn một chủ đề từ những góc nhìn khác nhau. Phao Lô đơn giản nhấn mạnh vào đức tin trong khi Gia Cơ đặt sự nhấn mạnh vào thực tế đức tin trong Christ sinh ra những việc tốt lành.


Câu hỏi: Làm thế nào tôi có thể vượt qua tội lỗi trong đời sống cơ đốc nhân?

Trả lời:
Kinh Thánh có đề cập đến những nguồn năng lượng để giúp ta vượt qua tội lỗi. Mặc dù trong cuộc sống này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể chiến thắng tội lỗi một cách hoàn toàn, song đó là cái đích mà ta nên luôn hướng đến. Với sự che chở của chúa, và bằng theo những chỉ dẫn trong kinh thánh, ta sẽ dần vượt qua tội lỗi và giống với Ngài hơn.

Nguồn thứ nhất mà kinh thánh nhắc đến là Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời ban cho ta Thánh Linh để ta có thể chiến thắng trong đời sống cơ đốc. Chúa mô tả sự tương phản của những hành động từ xác thịt (tội lỗi) với bông trái của Đức Thánh Linh trong Ga-la-ti 5:16-25. Trong đoạn này, chúng ta được kêu gọi hãy bước theo Thánh Linh. Tất cả những tín hữu đều có Đức Thánh Linh, nhưng đoạn Kinh Thánh này bảo chúng ta cần phải bước đi theo Thánh Linh, để Ngài chỉ lối cho ta. Điều này có nghĩa là ta nên lựa chọn để vâng theo Ngài thay vì nghe theo những ham muốn riêng của mình.

Sự khác biệt mà Đức Thánh Linh có thể làm trong đời sống tín hữu được minh chứng qua đời sống của Phi-e-rơ. Phi-e-rơ là người đã chối Chúa ba lần, mặc dù trước đó ông đã hứa nguyện theo Chúa cho đến chết. Sau khi quyết định theo Đức Thánh Linh, ông đã rao giảng rất mạnh mẽ về Cứu Chúa cho người Do Thái trong ngày lễ Ngũ tuần.

Một người bước đi theo Thánh Linh là khi người ấy không cố gắng ngăn trở sự thúc giục của Thánh Linh (Dập tắt Đức Thánh Linh được chép trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:19) mà thay vào đó tìm cách để tràn đầy Thánh Linh (Ê-phê-sô 5:18-21) Làm thế nào một người được đầy dẫy Đức Thánh Linh? Trước hết đó là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời giống như thời Cựu Ước. Ngài lựa chọn từng người để hoàn thành các công việc ngài muốn và lấp đầy họ với Đức Thánh Linh (Sáng thế ký 41:38; Xuất Ê-díp-tô-ký 31:3; Dân số ký 24:2; 1 Sa-mu-ên 10:10.v.v…). Có bằng chứng trong Ê-phê-sô 5:18-21 và Cô-lô-se 3:16 cho việc Đức Chúa Trời chọn lựa để ban đầy Đức Thánh Linh trong những người chọn lấp đầy chính mình với lời Chúa.

Kinh Thánh, lời của Đức Chúa Trời, nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta lời của Ngài để trang bị cho chúng ta để làm những việc lành( II Ti-mô-thê 3:16-17). Lời Kinh Thánh dạy chúng ta cách sống và chỉ cho ta khi ta đi sai đường, giúp ta quay lại con đường đúng và giúp ta tiếp tục trên con đường ấy. Hê-bơ-rơ 4:12 nói cho ta biết rằng lời của Chúa là lời sống và có sức mạnh, có thể đi sâu vào tim ta, giúp ta vượt qua tội lỗi. Tác giả của Thi Thiên viết về quyền năng thay đổi đời sống trong Thi Thiên 119. Giô- Suê đã được dạy rằng chìa khóa thành công để vượt qua kẻ thù là không được quên vũ khí này (kinh thánh) và liên tục suy ngẫm về nó và vâng theo. Đây là điều Giô Suê đã làm, ngay cả những khi mệnh lệnh Đức Chúa Trời không như những gì mà ông biết về chiến trận, và điều này chính là chìa khóa của sự chiến thắng của ông trong trận chiến giành miền đất hứa.

Kinh thánh là nguồn năng lực mà ta thường xem thường. Ta thường đem kinh thánh đến nhà thờ, đọc một đoạn mỗi ngày, song lại không chịu học thuộc, không nghiền ngẫm nó, không áp dụng vào cuộc sống của mình. Ta không xưng tội, không tạ ơn Chúa vì những gì Ngài ban tặng. Khi nói đến kinh thánh, ta thường hoặc là quá vồ vập hoặc là lờ đi. Ta hoặc là chỉ đọc đủ để giữ cho linh ta sống (nhưng không đọc để có đời sống linh khỏe mạnh), hoặc là đọc nhiều nhưng lại không nghiễn ngẫm đủ để phát triển linh.

Nếu bạn không có thói quen học lời Chúa hằng ngày và học thuộc chúng, thì quan trọng là bạn cần bắt đầu tập cho mình thói quen ấy. Một số người thấy việc viết lại những lời của Chúa. Tạo thói quen viết lại ý nghĩa lời Chúa. Một số người thu âm lại những buổi cầu nguyện, cầu chúa thay đổi những lĩnh vực của đời sống mà Chúa đã nói với họ. Kinh thánh là công cụ Đức Thánh Linh dùng trong đời sống của ta (Ê-Phê-sô 6:17). Đó là phần chính và thiết yếu của chiếc áo giáp Đức Chúa Trời ban cho ta để chiến đấu trong cuộc chiến thuộc linh của mình.( Ê-phê-sô 6:18)

(3) Nguồn năng lực thiết yếu thứ ba là cầu nguyện. Cũng tương tự như hai nguồn trên, cầu nguyện là nguồn mà Đức Chúa Trời ban cho cơ đốc nhân. Chúng ta có buổi cầu nguyện chung, giờ cầu nguyện riêng.v.v…nhưng vấn đề là ta không dùng cầu nguyện giống như cách mà các hội thánh ngày xưa làm (Công vụ 3:1; 4:31; 6:4;13:1-3, etc.). Phao Lô nhắc lại cách ông cầu nguyện cho những người mà ông đã truyền đạo. Đức Chúa Trời ban cho ta những lời hứa tuyệt vời về cầu nguyện. (Ma-thi-ơ 7:7-11; Lu-ca 18:1-8; Giăng 6:23-27; I Giăng 5:14-15.v.v…). Phao Lô ông đã nhắc đến cầu nguyện trong các thư tín củ mình giống như là cách để chuận bị cho trận chiến thuộc linh.(Ê-phê-sô 6:18)

Tại sao vượt qua tội lỗi lại quan trọng? Chúng ta có lời của Christ với Phi-e-rơ ngay trước khi Phi-e-rơ chối Chúa. Khi Chúa Giê-su cầu nguyện thì Phi-e-rơ ngủ say. Giê-su đánh thức Phi-e-rơ và nói “Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.” (Ma-thi-ơ 26:41). Chúng ta cũng giống như Phi-e-rơ muốn làm đúng, nhưng lại không tìm kiếm sức mạnh để làm nó. Ta cần theo lời khuyên của Chúa, tiệp tục tìm kiếm, gõ cửa, và xin nài- Ngài sẽ cho ta sức mạnh ta cần (Ma-thi-ơ 7:7). Cầu nguyện không phải là công thức diệu kỳ. Cầu nguyện chỉ đơn giản là nhận thức giới hạn trong năng lực của ta và sức mạnh không mệt mỏi của Chúa và từ đó tìm Chúa để Ngài cho ta sức mạnh (I Giăng 5:14-15).

(4) Hội Thánh – Nguồn năng lực cuối cùng để ta vượt qua tội lỗi là hội thánh, tức sự liên hiệp của các tín hữu. Khi Đức Chúa Giê Xu sai các môn đồ, Ngài đã sai đi từng đôi (Ma-thi-ơ 10:1). Các sứ đồ trong Công vụ các sứ đồ không đi từng người mà đi theo nhóm hai người hay nhiều hơn. Ngài truyền lệnh cho chúng ta đừng bỏ qua sự nhóm lại chung với nhau: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hể anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” (Hê-bơ-rơ 10:24-25) Ngài nói với chúng ta hãy xưng tội với nhau (Gia Cơ 5:16). Trong các sách văn thơ khôn ngoan của Cựu Ước có chép, “ Sắt mài nhọn sắt, cũng vậy người bổ dưỡng diện mạo bạn hữu mình.” (Châm ngôn 27:17)

Rất nhiều cơ đốc nhân thấy là có một người bạn đồng hành có thể rất có lợi khi muốn vượt qua tội lỗi. Có người để trò chuyện, cùng cầu nguyện, động viên, và thậm chí là chỉ ra lỗi lầm của ta là rất quý giá. Cám dỗ xảy đến với tất cả (1 Cô-rinh-tô 10:13). Có một người bạn hoặc một nhóm bạn như vậy có thể giúp ta có được nguồn động viên cần thiết để chống lại tội lỗi.

Đôi khi sự biến đổi đến rất nhanh. Đôi lúc, sự thay đổi đến chậm hơn. Nhưng Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta rằng khi chúng ta dùng những nguồn năng lực của Ngài, Ngài sẽ mang sự thay đổi trong đời sống chúng ta. Hãy kiên nhẫn vì sự thành tín trong lời hứa của Ngài dành cho chúng ta.


Câu hỏi: Tại sao không nên tự tử?

Trả lời:
Nghĩ về những người có ý định tử tự để kết thúc cuộc sống khiến ta xót xa. Nếu bạn cũng nghĩ đến tự tử, thì có thể nó phản ánh rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, giống như là vô cùng thất vọng hoặc tuyệt vọng. Bạn có cảm giác như đang ở dưới đáy hố sâu thẳm và không tin là còn có hi vọng mọi thứ trở nên khá hơn. Dường như chẳng ai bận tâm hay hiểu được những gì bạn trải qua. Cuộc sống thật không đáng sống nữa, có phải vậy không?

Nếu bạn dành ra vài phút để suy ngẫm để Chúa ngự trị trong cuộc sống của bạn thì Ngài sẽ chứng minh Ngài vĩ đại thế nào, bởi “chẳng có gì là không thể với Chúa” (Lu-ca 1:37). Có lẽ những vết thương lòng từ quá khứ đã choáng ngợp tâm trí bạn bởi những cảm giác bị từ chối, bị ruồng bỏ. Nó có thể dẫn tới việc tự thương hai bản thân, tức giận, thù hận, và những nỗi sợ hãi hao tâm tổn sức mà có thể tạo ra ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ quan trọng trong đời sống của bạn.

Tại sao không nên tự tử? Bạn thương mến, dù mọi thứ trong cuộc sống của bạn có tệ đến đâu thì cũng có một đấng Chúa trời đang chờ đợi bạn để Ngài dẫn dắt bạn khỏi đường hầm của tuyệt vọng và bước vào ánh sáng của Ngài. Ngài chính là hi vọng. Tên Ngài là Giê-xu.

Vị Chúa ấy là đấng vô tội, con Đức Chúa Trời, tiếp nhận bạn khi bạn bị từ chối, bị sỉ nhục. Tiên tri Ê-Sai đã viết về Ngài trong Ê-Sai 53:2-6, mô tả Ngài là người bị chối bỏ. Cuộc sống của Ngài đầy đau buồn và khổ sai. Nhưng những đau buồn không phải là của Ngài, mà là của chính chúng ta. Ngài bị hành hạ, tất cả vì tội lỗi của ta. Nhờ có sự hi sinh ấy, mà cuộc sống của ta mới được rửa tội.

Tại sao không nên tự tử? Bạn thương mến, Chúa đứng đó sẵn sàng để hàn gắn những gì là tan vỡ, là cuộc sống của bạn lúc này, chính là cuộc sống mà bạn muốn kết thúc bằng tự tử. Tiên tri Ê-sai 61:1-3 viết: “ Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục; đặng rao năm ban ơn của Đức Giê-hô-va, và ngày báo thù của Đức Chúa Trời chúng ta; đặng yên ủi mọi kẻ buồn rầu; đặng ban mão hoa cho kẻ buồn rầu ở Si-ôn thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng thay vì tang chế, ban áo ngợi khen thay vì lòng nặng nề; hầu cho những kẻ ấy được xưng là cây của sự công bình, là cây Đức Giê-hô-va đã trồng để được vinh hiển”.

Đến với chúa Giê-xu, và để Ngài tìm lại niềm vui và vui sống cho bạn khi bạn đặt niềm tin ở Ngài. Ngài hứa sẽ tìm lại nụ cười mất đi, và đưa cho bạn một linh hồn mới. Trái tim tan nát của bạn là vô giá với Ngài, “Của lễ đẹp lòng Ðức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Ðức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Thiên 51:12, 15-17).

Bạn sẽ tiếp nhận Chúa như là Cứu Chúa và người chăn linh hồn của bạn? Ngài sẽ dẫn dắt những ý nghĩ và những bước đi của bạn từng ngày qua lời của Ngài tức Kinh Thánh. “Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi; Mắt ta sẽ chăm chú ngươi mà khuyên dạy ngươi.” (Thi Thiên 32:8) “Ngày giờ của ngươi sẽ được sự bền vững, sự giải cứu dư dật, sự khôn ngoan, sự thông biết, sự kính sợ Ðức Giê-hô-va sẽ là vật châu báu của ngươi” (Ê-sai 33:6). Dù là có Chúa thì bạn vẫn có rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng bạn đã có hi vọng. Ngài là “một người bạn tríu mến hơn anh em ruột.” (Châm ngôn 18:24). Cầu xin ân điển của Chúa Giê Xu ở cùng bạn trong thời giờ quyết định này.

Nếu bạn mong ước tin nhận Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa của bạn, xin hãy nói những lời này với Đức Chúa Trời bằng tất cả tấm lòng bạn: “Đức Chúa Trời ơi, con cần Ngài trong cuộc sống của con. Xin hãy tha thứ cho vì những việc con đã làm. Con đặt đức tin vào Chúa Giê Xu Christ và tin rằng Ngài là Cứu Chúa của con. Xin hãy rửa sạch tôi của con, chữa lành con, và tìm lại niềm vui trong cuộc sống con. Cãm tạ Ngài vì tình yêu của Ngài dành cho con và vì cái chết Ngài đã chịu thay con”.

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.